Khái quát quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 100 - 103)

C. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh quốc tế

ViÖt Nam gia nhËp WTO

2.1.1. Khái quát quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

2.1.1.1. Tình hình và kết quả

Như đã trình bày trên, quá trình CPH DNNN ở nước ta là “vừa đi vừa dị”, từ thí điểm chọn mẫu, đến thí điểm nhân rộng và làm đại trà; từ DN nhỏ đến DN lớn. Theo Quyết định số 143/HĐBT, ngày 17/5/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) lựa chọn một số DN vừa và nhỏ để làm thử, thì trong 2 năm 1990 - 1991 cũng chỉ được 2 DN. Tiếp đến là Quyết định số 202 của Chủ tịch HĐBT (8/6/1992) yêu cầu mỗi bộ, địa phương chọn từ 1 - 2 DN chỉ đạo điểm, thì suốt 4 năm (từ 6/1992 đến 4/1996) cũng chỉ CPH được 5 DN. Từ 5/1996 đến 6/1998, mới là giai đoạn thí điểm mở rộng cũng chỉ được 25 DN. Sau khi có Nghị định 44/CP, năm 1998 đến ngày 31/12/2000 đã cổ phần hoá được 548 DN. Số DN được tiến hành CPH chủ yếu tăng mạnh từ khi có Nghị quyết TW3 khố IX (8/2001) đến nay.

Phải mất đến 17 năm, Việt Nam mới chuyển đổi được 3.836 DNNN thành công ty CP. Việc Luật DNNN hết hiệu lực và phải chuyển đổi mơ hình quản trị DNNN sang hoạt động theo Luật DN (Từ 1/7/2010) đang chịu nhiều sức ép. Trong đó vấn đề thời gian và quy mơ cần chuyển đổi của số DNNN cịn lại (1.500 DNNN) trước ngày 1/7/2010 thật sự là một thách thức không dễ vượt qua (Nguồn: Ban nghiên cứu cải cách và phát triển DN, 2009), bởi lẽ tốc độ chuyển đổi phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như xác định tài sản DN, giá trị quyền sử dụng đất, chọn đối tác CL, phát hành cổ phiếu,... những việc này thường phải mất hàng năm để giải quyết. Đặc biệt trong số 1.500 DNNN cần chuyển đổi có 760 DN được xếp vào dạng cần CPH. Số DN này có quy mơ vốn chiếm tới hơn 70% tổng vốn tại các DNNN.

2.1.1.2. Một số thành tựu chủ yếu

Một là, pháp luật hiện hành về CPH đã xác định rõ hơn mục tiêu

CPH, mở rộng hơn diện DN CPH (ngành nghề, quy mơ DN), mở rộng đối tượng có quyền mua CP lần đầu, cho phép sử dụng phương pháp khác nhau để xác định giá trị DN, xóa bỏ cách CPH "khép kín" trong nội bộ DN, khuyến khích việc bán CP ra bên ngồi nhằm thu hút vốn từ bên ngoài xã hội, thu hút nhà đầu tư có tiềm lực, thực hiện việc bán cổ phần ra bên ngồi bằng hình thức đấu giá.

Hai là, CPH đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng trong việc

tái cấu trúc khu vực DNNN. Tính đến 31/12/2008, số DN 100% vốn Nhà nước thực hiện theo phương thức CPH chiếm 71% số DNNN được tái cấu trúc; trong đó có trên 10 tổng cơng ty nhà nước và trên 60 DN có quy mơ trên 100 tỷ đồng. Đồng thời, qua CPH đã giảm mạnh những DNNN quy mô nhỏ, thua lỗ, thuộc các ngành, lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ.

Ba là, qua CPH nguồn vốn nhà nước tại DN đã được đánh giá lại

khách quan và chính xác hơn, đồng thời huy động thêm nguồn vốn khá lớn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước để đầu tư đổi mới cơng nghệ, mở rộng sản xuất KD, nâng cao sức cạnh tranh của DN.

Bốn là, qua CPH đã chuyển DNNN với cơ cấu đơn sở hữu sang hình

thức DN đa sở hữu với mơ hình, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành năng động và hiệu quả hơn trong điều kiện kinh tế thị trường; đồng thời tạo điều kiện pháp lý và vật chất cho người lao động trong DN nâng cao vai trò làm chủ tại DN.

Năm là, kết quả hoạt động sản xuất, KD của hầu hết các DN sau

CPH được nâng cao. Kết quả tổng hợp báo cáo của 1616 DN có thời gian hoạt động sau CPH trên 1 năm tuổi (tính đến cuối năm 2006) cho thấy vốn điều lệ của các DN này tăng 58,6%, doanh thu tăng 48,2%, lợi nhuận tăng 331,8%, nộp ngân sách tăng 44,2%, thu nhập của người lao động tăng 51,8% và chỉ có 7,1% tổng số DN thua lỗ.

Sáu là, việc chuyển giao quyền quản lý phần vốn nhà nước tại các

DN được CPH từ các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho Tổng công ty đầu tư và KD vốn nhà nước (SCIC) đã tạo điều kiện xóa bỏ cơ chế bộ, cơ quan hành chính chủ quản và sự phân biệt DN trung ương với DN địa phương trước đây.

2.1.1.3. Hạn chế và vấn đề đặt ra

Một là, tiến độ thực hiện CPH các DNNN thường không đạt kế

hoạch, nhất là đối với DN có quy mô lớn. Thời gian thực hiện CPH một DN còn khá dài.

Hai là, việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân bên ngồi trong

q trình CPH cịn hạn chế nên vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ của DN sau CPH.

Ba là, vẫn còn một tỷ lệ khá lớn DN sau CPH, nhất là ở những DN

do Nhà nước giữ CP chi phối có ban quản lý, điều hành là những người quản lý, điều hành của DNNN cũ vẫn áp dụng tư duy, phương pháp, cơ chế quản lý như DNNN nên ít có đổi mới trong QTDN.

Bốn là, một số quy định pháp luật về CPH chưa thật sát với thực tế

hoặc chậm được cụ thể hóa hướng dẫn thi hành, như về các nội dung tính đủ giá trị nhất là việc tính giá đất thuê vào giá trị DN, xác định lợi thế về địa lý, giá trị thương hiệu, lựa chọn cổ đông CL, minh bạch các thông tin

Năm là, địa vị pháp lý, chế độ đãi ngộ đối với người đại diện phần

vốn nhà nước tại DN có vốn nhà nước chưa rõ (là viên chức nhà nước được cử hay thuê làm đại diện phần vốn nhà nước, chế độ lương hoặc phụ cấp, khen thưởng, xử phạt,...) nên dẫn đến không tạo được động lực, ràng buộc pháp lý để quản lý có hiệu quả phần vốn nhà nước, đặc biệt là việc định hướng CL của DNNNCP.

Sáu là, tuy kết quả KD của hầu hết các DN sau CPH đã được nâng

cao hơn so với khi cịn hoạt động dưới hình thức cơng ty nhà nước song vẫn không cao hơn các DN tư nhân hoạt động trong cùng ngành, nghề mà khơng có lợi thế bằng. Điều đó có nghĩa là CPH DNNN mới chỉ có ý nghĩa thay đổi một phần sở hữu vốn chứ chưa thật sự tạo ra thay đổi về chất trong quản trị DNNNCP.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 100 - 103)