Nhóm nhân tố môi trường quốc tế và cam kết WTO ngành dệt may

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 74 - 77)

D. Phát triển chiến lược bán hàng và marketing quan hệ khách hàng

E. Phát triển chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

1.3.2. Nhóm nhân tố môi trường quốc tế và cam kết WTO ngành dệt may

may

Tham gia vào AFTA, thực hiện tiến trình CEPT và đặc biệt gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có điều kiện XK hàng may mặc hơn vào một thị trường khổng lồ, thâm nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên điều này cũng đặt ngành may Việt Nam trước những thách thức, đó là hàng dệt may hiện nay của ta đang được bảo hộ ở mức cao. Còn theo Hiệp định ATC/WTO, các nước phát triển đã bỏ hạn ngạch NK hàng dệt may từ các nước thành viên. Gia nhập WTO và càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ngành may Việt Nam sẽ càng có thuận lợi hơn, chủ yếu trong quá trình phát triển thị trường XK, đặc biệt giảm áp lực từ các nhà cung cấp NPL nước ngồi, giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm thông qua công cụ giá. Như vậy, với tư cách là thành viên WTO Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi này nhưng trước mắt, Việt Nam ở vào vị thế bất lợi khi hầu hết các nước khu vực, có tiềm năng xuất khẩu lớn đều đã là thành viên của WTO. Bên cạnh đó Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế suất và các hàng rào bảo hộ khác (riêng thuế NK hàng dệt may đã giảm khoảng 2/3, cụ thể hàng may mặc từ 50% giảm xuống còn 20%).

1.3.2.1. Xu hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm may trên thị trường thế giới

Với dân số trên 6 tỷ người, thế giới là một thị trường tiêu thụ khổng lồ sản phẩm may mặc. Cùng với thu nhập của thế giới tăng lên, nhu cầu ăn mặc, mua sắm sẽ tăng lên. Ngoài ra, hoạt động thời trang diễn ra

mạnh trong thời gian tới. Có thể khẳng định thời trang may mặc là nhân tố cạnh tranh quyết định trong ngành này. Các chuẩn mực sống được nâng cao, thay đổi về phong cách sống càng làm phong phú và đa dạng hơn nhu cầu về sản phẩm thời trang. Thời trang và thương hiệu ngày càng đóng một vai trị lớn hơn trong hành vi mua của tập khách hàng nữ giới cũng như khách hàng nam giới. Các DN may thời trang phát triển ngày càng nhiều loại hình bán lẻ nhằm đáp ứng tối đa các phân đoạn thị trường khác nhau. Thị trường may đại chúng đang ngày càng bị phân khúc và cá biệt hóa.

Điều kiện thời tiết khí hậu ở mỗi nước khác nhau đòi hỏi các DN may phải cung cấp những sản phẩm khác nhau thích ứng với tính mùa vụ trong năm. Đời sống càng khá lên với thu nhập càng cao, con người lại có xu hướng quay về với thiên nhiên, do vậy những sản phẩm may mặc có xuất xứ từ thiên nhiên như tằm tơ, lanh, thổ cẩm,... sẽ là những sản phẩm được người tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng, Việt Nam có lợi thế về những mặt này, cần khai thác triệt để. Đồng thời do khơng khí bị ơ nhiễm nặng nề, cịn người cần có những sản phẩm may đặc biệt để bảo vệ da,... Tất cả càng làm cho sản phẩm may ngày càng đa dạng và phong phú.

Ngoài ra, trong sản xuất, xu hướng của thế giới hiện nay là ngành may đang chuyển dần sang thuê ngoài (outsourcing) từ các nước công nghiệp tới các nước đang phát triển, nhất là châu Á. Ngồi ra outsourcing cịn bao hàm cả các đơn hàng từ các nhà phân phối Việt Kiều ở các trung tâm TM, các đại siêu thị ở các nước EU, Mỹ, Canada với các DN ngành may Việt Nam. Đây cũng là những thời cơ sẽ tạo điều kiện để các DN ngành may Việt Nam có cơ hội phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức rất lớn về năng lực đổi mới và sáng tạo những sản phẩm thời trang với chủng loại phong phú, nhanh chóng và linh hoạt trong thực hiện các đơn hàng.

1.3.2.2. Khủng hoảng tài chính & suy thối kinh tế thế giới

Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 khủng hoảng toàn cầu lan

chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng với một nền kinh tế đã hội nhập thì những tác động gián tiếp là khơng thể tránh khỏi. Đúng như cảnh báo của nhiều chuyên gia, XK Việt Nam nói chung và ngành may nói riêng đã và đang chịu những khó khăn bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính thế giới.

Khủng hoảnh xảy ra, hàng loạt DN phá sản. Chỉ riêng ở Mỹ, trong tháng 9/2008 đã có thêm 159 ngàn việc làm bị cắt giảm. Đây là con số lớn nhất trong 5 năm qua. Tại châu Á và châu Âu, con số này cũng đang gia tăng nhanh. Mất việc đồng nghĩa khơng có thu nhập để chi trả dịch vụ. Bên cạnh đó, những lo ngại về sự xấu đi của nền kinh tế và khả năng mất việc làm trong tương lai gần đã buộc người dân phải cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu mà trước hết là mặt hàng tiêu dùng thời trang. Do tác động của khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn đều giảm kéo theo nhu cầu NK tại các thị trường lớn đều giảm mạnh. XK hàng may Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng và cần có sự chuẩn bị để giảm thiểu tác động xấu và thâm hụt cán cân TM. Theo các chuyên gia, ảnh hưởng XK Việt Nam chủ yếu trên phương diện là nhu cầu thị trường giảm.

Về phương diện cầu, ngoài thị trường Mỹ nơi đang chiếm hơn 57% tổng kim ngạch XK, cuộc suy thoái kinh tế đã khiến cho XK vào thị trường này có nhiều tín hiệu chậm lại. Bên cạnh đó, thị trường EU và Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng và đây lại chính là những thị trường lớn của Việt Nam. Hiện nay, do khủng hoảng, nhiều đơn hàng cuối năm vẫn chưa được ký kết hoặc bị hủy bỏ. Mặt khác do thị trường XNK ngày càng bị thu hẹp, đang diễn ra một cuộc đua tranh quyết liệt giữa các nước XK may mặc như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam,... trong việc tìm ra các thị trường ngách mới.

1.3.2.3. Dịch chuyển đầu tư dệt may từ Trung Quốc

Có một sự dịch chuyển đầu tư trong thị trường dệt may châu Á khi Trung Quốc đang mất dần sức cạnh tranh so với các nước sản xuất hàng may mặc khác, do nhu cầu từ các thị trường chủ chốt giảm, cơ chế giám sát hàng dệt may Trung Quốc, các quy định mới của Chính phủ Trung Quốc đối với các nhà sản xuất, chi phí lao động tăng và đồng Nhân dân

Doanh số bán hàng dệt may Trung Quốc tại các thị trường nước ngoài 7 tháng đầu năm 2008 đã tăng chậm lại ở mức 1 con số so với mức tăng 24,4% cùng kỳ năm 2007. Trong khi đó chi phí lao động tăng khi luật mới được ban hành sẽ dẫn đến tăng chi phí nhân cơng tới 20%. Trong khi đó các nhà sản xuất hàng may mặc và nhà tiêu dùng Mỹ và EU đều yêu cầu chính phủ giám sát sản phẩm NK từ Trung Quốc. Tất cả các yếu tố bất lợi này đặt ra những thay đổi trong CLKD của các DN may Trung Quốc. Đồng thời kéo theo "làn sóng" dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các quốc gia khác có chi phí sản xuất thấp hơn, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)