Thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 79 - 80)

D. Phát triển chiến lược bán hàng và marketing quan hệ khách hàng

B. Thị trường nội địa

Thực trạng hiện nay thị phần nội địa của các DN may Việt Nam còn thấp, mới chiếm khoảng 20%, cịn 80% là XK. Nếu nói về sức mua, năm 2009 XK toàn ngành đạt khoảng 9,5 tỷ USD, dân số Việt Nam mặc dù trên 87 triệu dân nhưng do cịn thu nhập thấp, nên quy mơ thị trường nội địa mới chỉ đạt khoảng 2 tỷ/tổng doanh số 9,5 tỷ XK. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng trung bình tồn thị trường khoảng 19-20%/năm, đặc biệt với một số phân khúc thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như quần áo thời trang dành cho thanh thiếu niên, quần áo trẻ em,... về dài hạn thị trường nội địa có tiềm năng tăng trưởng rất cao.

Trong khoảng thời gian từ 2008 trở lại đây, khi XK gặp khó khăn do một số thị trường chủ lực thu hẹp do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, như Mỹ, Nhật Bản, EU, các DN may trong nước đã có xu hướng quay về thị trường nội địa. Một số DNNN ngành may đã mạnh dạn đầu tư thay đổi cách làm, sáng tạo ra nhiều sản phẩm may mặc có hàm lượng chất xám cao được người tiêu dùng chấp nhận. Số lượng các DN đầu tư và thành công tại thị trường nội địa ngày càng tăng. Việt Tiến có doanh thu 460 tỷ đồng, Vinatex Mart gần 1000 tỷ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên số lượng các DN thành cơng cịn hạn chế vì những thách thức sau:

Thực tế chiếm lĩnh thị trường nội địa không đơn giản bởi hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm may của DN Việt Nam cịn thấp, tính sáng tạo chưa cao và mẫu mã, màu sắc còn đơn điệu. Hơn nữa, khâu thiết kế và phân phối, bán hàng chưa được DN chú trọng đầu tư mà chủ yếu vẫn tập trung vào khâu gia cơng, cá biệt có DN mang sản phẩm khơng XK được đem bán trên thị trường nội địa. Để sống tốt tại thị trường nội

địa không phải là điều dễ dàng, hàng nội vẫn chịu phần thua thiệt khi cạnh tranh với sản phẩm NK. Hai dòng sản phẩm ngoại đang "thịnh"

trên thị trường nội địa là hàng thời trang nữ của Trung Quốc và hàng thời trang cao cấp của một số nước châu Á. Trong mảng thời trang nam, trẻ em, đồng phục,... các DN Việt Nam dần khẳng định vị thế. Những DN thắng được trên thị trường nội địa là những DN đã phải chịu trận từ nhiều năm trước, có CL đầu tư xây dựng mạng lưới phân phối, thương hiệu, đội ngũ thiết kế,... từ 3 - 5 năm trước. Các DN khác vì khơng có sự chuẩn bị từ trước nên khi thị trường XK bị ngừng, đành chịu, khơng có cách gì kiếm được chỗ chen chân vào thị trường nội địa.

1.3.3.2. Cấu trúc cạnh tranh ngành

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 79 - 80)