Tình hình phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp may liên doanh Việt Nam Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 119 - 120)

C. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh quốc tế

ViÖt Nam gia nhËp WTO

2.2.5. Tình hình phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp may liên doanh Việt Nam Hàn Quốc

các doanh nghiệp may liên doanh Việt Nam - Hàn Quốc

Theo số liệu thống kê, kim ngạch XK hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 1/2009 sang Hàn Quốc tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng XK kỷ lục của mặt hàng này sang thị trường Hàn Quốc trong nhiều năm qua và đặc biệt là vào chính thời điểm khó khăn hiện nay. Kết quả XK này đã mở ra nhiều hy vọng trong việc phát triển thị trường XK hàng dệt may của nước ta và khả năng phát triển KDTM của các DN may liên doanh Việt - Hàn.

Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1991. Tính đến hết năm 2007, Hàn Quốc đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 11,5 tỷ USD với 1.655 dự án. Số vốn đầu tư trung bình của mỗi DN xứ Hàn tại Việt Nam là 3 triệu USD. Trong số các DN này có 69,9% đơn vị tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo là sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may. Hầu hết các DN Việt - Hàn đều hoạt động dưới hình thức 100% vốn của Hàn Quốc hoặc liên doanh để XK. Các DN may liên doanh Việt - Hàn chủ yếu chú trọng XK. Hằng năm các DN may liên doanh Việt - Hàn đều nằm trong số các DN XK cao nhất của Việt Nam.

Sản phẩm may: Cơ cấu các sản phẩm may cơng nghiệp XK đã có những thay đổi đáng kể. Các DN may liên doanh Việt - Hàn với công nghệ tiên tiến đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của những nhà NK “khó tính” như quần áo thể thao, quần áo Jean. Phần lớn các DN đạt kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam trong những năm qua đều là các DN liên doanh Việt - Hàn như: HANSAE Việt Nam, Han- Soll Vina, Sae Hwa Vina,... Trong đó, HANSAE Việt Nam là DN XK lớn nhất của ngành dệt may năm 2007 với kim ngạch đạt 177.772.307 USD.

Cơ cấu sản phẩm XK: Đa số hàng XK của các DN Hàn Quốc là hàng may mặc. Nguyên nhân cũng dễ hiểu, bởi ngành may được đầu tư khá nhiều về máy móc, trang thiết bị cũng như các. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đem lại lợi nhuận cao cho DN là áo sơ mi cao cấp nam, T-shirt,

jacket, bộ thể thao,... Các DN may liên doanh Việt - Hàn hiện nay chủ yếu nhằm vào phân khúc thị trường giá thấp, với chất lượng trung bình và khả năng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên tại phân khúc thị trường này hiện đang gặp sự cạnh tranh rất gay gắt từ 2 đối thủ truyền thống là Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc với chủ trương hạ thấp chất lượng sản phẩm để cạnh tranh về giá đang chiếm thị phần khá lớn tại thị trường nội địa Việt Nam.

Kênh phân phối: Hiện nay hệ thống kênh phân phối của các DN may Việt - Hàn có khá nhiều điểm tồn tại yếu kém. Tại thị trường nội địa, hệ thống cửa hàng của các DN liên doanh Việt Hàn hầu như rất hiếm thấy. Ngoài ra, hệ thống bán hàng phát triển chưa đồng bộ với CL phát triển thương hiệu, do đó các nhãn hàng đến từ Hàn Quốc hiện giờ là tương đối xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Tại thị trường nước ngồi thì hầu hết thông qua kênh bao tiêu sản phẩm của các tập đồn bn bán lớn. Điều này tiết kiệm được khá nhiều chi phí, tuy nhiên về lâu về dài dẫn đến sự phụ thuộc, giảm khả năng chủ động trong KD của các DN.

Các DN may liên doanh nói chung và các liên doanh Việt Hàn nói riêng chủ yếu đều là các phân xương sản xuất của các nhà đầu tư nước ngồi có mối liên hệ chặt chẽ với các hãng mua hàng may mặc quốc tế hoặc nhà bán lẻ quốc tế. Do đó các DN may liên doanh chịu sự chi phối từ công ty mẹ trong việc chỉ định các nhà cung ứng nguyên phụ liệu và cả mẫu hàng. Công tác sản xuất được tập trung tối đa với mục tiêu giảm chi phí gia cơng cịn lại các khâu thương mại hóa đầu vào và đầu ra vẫn sẽ do công ty mẹ phụ trách.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)