Tình hình phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ngành may Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 90 - 94)

C. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh quốc tế

1.4.2. Tình hình phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ngành may Trung Quốc

các doanh nghiệp ngành may Trung Quốc

Việt Nam đã và đang đi cùng một con đường cải cách với Trung Quốc và đã rất thành công trong hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi tiến hành công cuộc “Đổi mới” năm 1986. Trong hai thập kỷ đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của cả hai nước đứng đầu thế giới (với GDP của mỗi nước tăng 8% và 10%/năm). Cả hai nước đều hưởng lợi từ việc bùng nổ XK dệt may sau khi chấm dứt chế độ hạn ngạch (Trung Quốc) và sau việc ký Hiệp định TM Việt Nam - Hoa Kỳ (Việt Nam).

Với khoảng trên 50.000 DN, ngành dệt may Trung Quốc được đánh giá là quốc gia có quy mơ sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới. Thế

Sản lượng bông, sợi của Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 sản lượng thế giới. Điểm mạnh này cho phép các DN may Trung Quốc luôn chủ động đáp ứng được các đơn hàng lớn và trong khoảng thời gian ngắn. Tiếp đến lực lượng lao động trong ngành may rất dồi dào, đội ngũ nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao, có khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị, máy móc hiện đại. Do đó mặc dù hiện nay chi phí nhân cơng của Trung Quốc khơng cịn là rẻ nhất trong khu vực nhưng các DN may Trung Quốc lại có cấu trúc chi phí trên một đơn vị sản phẩm thấp nhờ khả năng quản lý hệ thống sản xuất và năng suất lao động cao. Với ưu thế về nguồn NPL tại chỗ, lực lượng lao động và trang thiết bị, công nghệ hiện đại các DN may Trung Quốc ln có vị thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường thế giới.

Hạn chế lớn nhất của ngành may Trung Quốc là mặc dù có tiếng là nhà XK lớn nhất thế giới nhưng thương hiệu “Made in China” vẫn chưa gây được dấu ấn nào trong lĩnh vực thời trang cao cấp tại các nước Phương Tây. Các sản phẩm quần áo Trung Quốc hầu hết đều mang thương hiệu châu Âu hoặc Mỹ và chúng chỉ được biết đến nhờ giá rẻ. Hiện nay, một chiếc áo Trung Quốc được bán trên thị trường thế giới mang lại cho những nhà sản xuất Trung Quốc 20% lợi nhuận. Tuy nhiên, do sự nhạy cảm của ngành công nghiệp dệt may và rào cản TM ở các nước phương Tây nên thương hiệu quần áo Trung Quốc cịn ít được người dân các nước này biết đến. Một hạn chế nữa của ngành may Trung Quốc đó là đa số các DN ngành may nói riêng đều tập trung tại 5 vùng và thành phố công nghiệp lớn nhất (Triết Giang, Quản Đông, Giang Tô, Thượng Hải và Sơn Đông), chiếm hơn 70% kim ngạch XK của Trung Quốc. Tại các vùng này chi phí nhân cơng đang tăng lên nhanh chóng tạo áp lực lớn đối với các DN ngành may và các nhà đầu tư trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh với các quốc gia XK dệt may trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Lào,... Nhận thấy những thay đổi về cấu trúc cạnh tranh ngành và biến động của thế giới, các DN ngành may Trung Quốc đã có những quyết định phát triển CLKDTM:

1.4.2.1. Xây dựng và phát triển thương hiệu

Các DN ngành may Trung Quốc đã và đang đưa ra một ý định hết sức táo bạo và nghiêm túc, đi ngược lại với các quy luật của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, đó là thúc đẩy hàng hóa quần áo Trung Quốc xâm nhập thị trường thế giới, sau đó đem nó quay lại và phát triển tại quê nhà. Xu hướng của các nhà sản xuất dệt may Trung Quốc là XK sản phẩm với thương hiệu của riêng họ tới những thị trường khó tính có ý thức về thương hiệu và sẵn sàng trả giá cao cho điều đó như Nga, châu Phi và Trung Đông, tuy nhiên, không đi kèm với nhãn hiệu “Made in China”.

Điển hình là cơng ty BOSIDENG nằm trong số những thương hiệu

hàng đầu Trung Quốc. Cuối năm 1992, DN thực hiện bước đi đầu tiên

xây dựng một thương hiệu độc lập cho các sản phẩm áo lông vũ đăng ký dưới thương hiệu gọi là “Bosideng”. Ngày nay, Bosideng có 1 nhóm các nhà thiết kế triển khai từ thiết kế đến bộ sưu tập và từ tìm mua vải đến làm mẫu và thương mại hoá sản phẩm. Doanh số bán các bộ sưu tập quần áo lông vũ của Bosideng đứng đầu tại Trung quốc trong 12 năm liên tiếp từ 1995 đến 2006. Vào năm 1999, cơng ty tự thử thách mình bằng cách thâm nhập vào châu Âu mà cụ thể là Thụy Sỹ, nơi mà yêu cầu về chất lượng được coi là cao nhất tại châu Âu, và Bosideng trở thành thương hiệu may mặc độc lập đầu tiên của Trung Quốc thâm nhập được vào thị trường châu Âu.

Để quảng bá cho thương hiệu này, Bosideng đã tích cực tham gia các cuộc trình diễn thời trang trên thế giới, là công ty đầu tiên được Cục Công nghiệp dệt Trung Quốc uỷ quyền tham dự “Tuần lễ văn hoá Trung quốc” tại Paris. Năm 2004 trong danh sách “500 thương hiệu công ty giá trị nhất” do Phịng thí nghiệm thương hiệu thế giới công bố, Bosideng đứng thứ 133 tại Trung quốc với giá trị thương hiệu 4.204 tỷ NDT. Năm 2007, hệ thống phân phối bán lẻ của công ty gồm khoảng 7000 cửa hàng bán lẻ tại 67 thành phố khắp Trung Quốc, bán 6 thương hiệu chủ chốt của mình. Về doanh thu năm 2006, sản phẩm quần áo lông vũ thuộc 3 thương hiệu của Bosideng là Bosideng, Snow Flying và Kangbo đã

1.4.2.2. Đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà thiết kế Trung Quốc

Trước đây, gần như khơng thể tìm thấy một trường nào dạy về thiết kế tại Trung Quốc, thị trường đó dường như chỉ thuộc về nước ngoài. Nhưng cho đến nay đã có hơn 450 trường dạy về thiết kế, không chỉ quần áo mà bao gồm cả thiết kế nhà cửa, nội thất. Các nhà thiết kế này sẽ “thổi” văn hóa cũng như truyền thống Trung Quốc vào trong sản phẩm của họ, đặc biệt là trong lãnh địa thời trang.

1.4.2.3. Mua lại các thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu của nhà bán lẻ

Sẽ mất hàng thập kỷ để tạo dựng một thương hiệu thời trang. Người Trung Quốc sẽ không đủ kiên nhẫn để đợi lâu như thế! Cách thích hợp nhất là mua lại cổ phần của các thương hiệu thời trang phương Tây và các đại lý của họ. Hiện nay, luật chơi đã có sự thay đổi, Trung Quốc có thể đầu tư vào các nước khác dễ dàng hơn.

1.4.2.4. Đa dạng hóa & nâng cao chất lượng sản phẩm

Từ một quốc gia xuất khẩu các sản phẩm may mặc có chất lượng trung bình, mẫu mã thông dụng và giá rẻ đến nay các DN may Trung Quốc đã có khả năng chào hàng những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, đáp ứng hầu hết các thị trường ngách, đáp ứng đầy đủ các phân khúc cầu về mặt hàng thời trang.

1.4.2.5. Chun mơn hóa sản xuất

Chun mơn hóa địi hỏi các DN phải lựa chọn và đầu tư vào trang thiết bị, máy móc và cơng nghệ sản xuất để đảm bảo được năng suất cao nhất. Với ưu thế về vốn, lại dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng, các DNNNCP ngành may Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư đổi mới đồng loạt máy móc thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản,...triển khai các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự đầu tư đồng bộ và hợp lý cho phép các DN may Trung Quốc không chỉ cho phép phát triển các sản phẩm may cao cấp như váy dạ hội, bộ veston, jacket,... mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Điển hình như cơng ty Sunshine tập trung vào complet cao cấp.

Khoảng 60% hàng may mặc do Sunshine sản xuất là các đơn hàng cho các nhãn hiệu quốc tế và 40% còn lại là các sản phẩm được bán theo thương hiệu Sunshine. DN có năng lực sản xuất khoảng 2,5 triệu bộ complet/năm chất lượng hàng đầu cho nam và nữ và 60% được xuất khẩu, lợi nhuận khoảng 30 triệu NDT/năm. Sunshine đã xây dựng một số thương hiệu cho cả thị trường trong và ngoài nước. Với các bạn hàng Italia, Sunshine đã xây dựng thương hiệu cho bộ complet nam là Venetia, và phát triển thương hiệu cho bộ đồ nữ Gezelie tại thị trường Nhật Bản, châu Âu và Bắc Mỹ. Trong số các sản phẩm có thương hiệu trên, các loại vải len của Sunshine được làm từ loại len siêu mịn Merino của Australia, có đặc tính mịn và nhẵn, mát tay và chất lượng cao.

1.4.2.6. Phát triển các kênh marketing

Với quy mô và năng lực sản xuất lớn, chất lượng đảm bảo và đặc biệt khả năng thực hiện đơn hàng nhanh chóng các DN may Trung Quốc có được sự liên kết trực tiếp với các nhà nhập khẩu lớn, các tổ hợp TM lớn trên thị trường thế giới. Các DN may Trung Quốc cũng đẩy mạnh các trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm may thời trang mang thương hiệu Trung Quốc tại các thành phố lớn trên thế giới. Đặc biệt với lực lượng Hoa Kiều khổng lồ khắp nơi trên thế giới hàng dệt may Trung Quốc càng có điều kiện thâm nhập sâu và rộng vào thị trường các quốc gia.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 90 - 94)