Khái quát quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ngành may Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 103 - 109)

C. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh quốc tế

ViÖt Nam gia nhËp WTO

2.1.2. Khái quát quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ngành may Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

ngành may Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) được thành lập năm 1995, đến năm 1999 bắt đầu triển khai CPH và tính đến 31/12/2008 đã tiến hành CPH được 95% số lượng các đơn vị (trong tổng số 64 đơn vị). Thực hiện Quyết định 113 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc Vinatex giai đoạn 2003- 2005, đến nay, VINATEX đã triển khai và cơ bản hoàn thành chương trình sắp xếp theo kế hoạch của giai đoạn 2003-2004.

Số đơn vị được CPH trong năm 2005 chỉ còn 7 đơn vị so với 14 đơn vị theo Quyết định cũ (chưa kể các đơn vị hạch toán phụ thuộc Vinatex). Năm 2008, Vinatex có kế hoạch CPH nốt 6 đơn vị trực thuộc và cũng là DN duy nhất được Chính phủ cho phép CPH tồn bộ Tập đồn, nhưng thời điểm phát hành CP lần đầu ra công chúng (IPO) hiện nay không thuận lợi nên Vinatex đang xin ý kiến cơ quan chủ quản cho dời tiến độ IPO các đơn vị thành viên sau 3 - 5 tháng nữa, cịn cơng ty mẹ sẽ thực hiện IPO vào năm 2009. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch HĐQT

Vinatex, thủ tục CPH nốt 6 DN cuối cùng của Vinatex đã hoàn tất. Theo kế hoạch, tháng 6-2008 tiến hành bán cổ phiếu của Cơng ty Tài chính Dệt may nhưng do tình hình kinh tế có nhiều biến động nên phải lùi lại

vào cuối năm. Công ty Dệt kim Đông Phương đang trong quá trình di dời nên cũng chưa bán cổ phiếu.

Như vậy, quá trình thực hiện CPH 6 DN dệt may còn lại phải lùi lại so với kế hoạch, tuy nhiên, theo lộ trình, q trình CPH các DN trên phải hồn tất từ nay đến cuối năm, để năm 2009 thực hiện CPH Tập đồn theo quy định của Chính phủ. Vinatex hiện có 3 cơng ty mẹ - công ty con là Dệt Phong Phú, Dệt may Hà Nội và May Việt Tiến; 7 công ty TNHH Nhà nước một thành viên và 40 công ty cổ phần.

Như vậy các DNNN ngành may mà cụ thể Vinatex là khối DN đi đầu trong cả nước về công tác CPH. Cụ thể, những đơn vị trước đây theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên cũng chuyển đổi thành CPH. Năm 2009, sẽ hoàn thành CPH tất cả đơn vị thành viên. Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào từng DN cụ thể để quyết định phần vốn của Nhà nước lớn hay nhỏ, chi phối hay không chi phối. Nhà nước chỉ giữ lại phần vốn chi phối khoảng 70 - 75% tại những đơn vị lớn như 3 tổng công ty Việt Tiến, Phong Phú, Dệt may Hà Nội để làm nịng cốt cho tồn ngành. Danh sách các DNNN được CPH thuộc Vinatex được thống kê trong bảng 2.1, trong đó có 26 DNNNCP ngành may mặc được in nghiêng.

Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp cổ phần thuộc Vinatex

1. Công ty Dệt 8/3 2. Công ty ĐT - XD - An Thịnh 3. Cơng ty CP NPL Dệt May Bình An 4. Cơng ty CP May Bình Minh 5. Cơng ty CP ĐT & PT Bình Thắng 6. Công ty CP Bông Việt Nam

7. Công ty CP May Chiến Thắng 8. Công ty CP Chứng khốn Gia Quyền 9. Cơng ty CP May Đáp Cầu 10.Công ty CP Đầu tư Vinatex

11.Công ty CP Dệt May Đông Á 12.Công ty CP May Đồng Nai 13.Công ty Dệt kim Đông Phương 14.Công ty Dệt kim Đông Xuân 15.Tổng Công ty Đức Giang 16.Cơng ty CP Cơ khí May Gia Lâm 17.Công ty CP Dệt CN Hà Nội 18.Công ty CP May Hồ Gươm 19.Cty CP Hợp tác Lao động và TM 20.Công ty CP Dệt May Huế

23.Công ty KD hàng thời trang VN 24.Công ty CP Len Việt Nam 25.Công ty CP May 10 26.Cty CP Dệt lụa Nam Định 27.Công ty CP May Nam Định 28.Cty CP SX KD NPL Dệt May 29.Công ty CP PTHT Dệt May Phố Nối 30.Công ty CP Sợi Phú Bài 31.Cty CP Đầu tư Phước Long 32.Cty CP May Phương Đông 33.Cty CP SX XNK Dệt May 34.Cty CP Tài chính Dệt May 35.Cty TNHH May mặc XK Tân Châu 36.Cty CP Tư vấn XD và DV đầu tư 37.Cty CP Thương mại Dệt May Tp.HCM 38.Cty CP Dệt Việt Thắng

39.Cty CP Vinatex Đà Nẵng 40.Cty CP Vinatex Land

41.Cty CP Truyền thông Vinatex Media 42.Cty Hợp tác Kinh doanh Vinatex OJ 43.Cty CP Đầu tư Vinatex Tân Tạo 44.Cty CP Dệt Vĩnh Phú

45.Cty Xử lý nước thải Dệt May Phố Nối 46.Cty CP Yên Mỹ

47.TCTy CP Dệt May Hà Nội 48.Tổng Cty CP Dệt May Hoà Thọ 49.TCTy CP Dệt May Nam Định 50. TCTy CP May Nhà Bè 51.TCTy CP Phong Phú 52.TCTy CP May Việt Tiến

Nguồn: website: vinatex.com (2009)

Trong quá trình CPH các DNNN ngành may vừa qua bên cạnh các thành tựu & hạn chế đã nêu ở mục 2.1.1.2 có thể nhận thấy một số hạn chế như sau:

Trước hết là vấn đề nhân sự: hầu hết các DNNN ngành may của ta

được thành lập từ thời bao cấp, đội ngũ lao động tay nghề lạc hậu, nhưng lại có thói quen biên chế cả đời, họ có thâm niên, tuổi đời hoặc hồn cảnh kinh tế khó khăn, thay đổi thế hệ lao động mới không dễ,... Lãnh đạo DN, từ cán bộ chủ chốt đến các bộ phận, bên cạnh nhiều người có năng lực thực sự nhưng cũng khơng ít người chưa đảm bảo cả về năng lực và phẩm chất. Nhất là để thay thế hay bổ nhiệm một giám đốc DNNN với quy trình hiện nay thì rất khó chọn được người giỏi, hoặc dẫu có người giỏi thì cũng rất khó để làm mạnh tay bởi còn phải giữ để lấy phiếu tín nhiệm kỳ tiếp.

Thứ hai là những quy định về cơ chế điều hành DNNN sau rất nhiều

lần cải cách, nhưng chưa thoát được cơ chế “Bộ Tứ”, rồi sự thiếu minh bạch trong quan hệ giữa HĐQT và TGĐ trong các DNNNCP. Những quy định về phân cấp, phân quyền tưởng là rõ, nhưng khơng làm được. Ví dụ: Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm hoặc thuê TGĐ nhưng lại phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (Bộ Công thương, Tỉnh,...). Nhiều nơi tỉnh cịn quyết định cả giám đốc cơng ty con của tổng cơng ty, hoặc quyết định cả phó giám đốc của cơng ty độc lập trực thuộc.

Thứ ba là cơ chế tài chính, giá cả, tiền lương thưởng và các đãi ngộ

khác đều cịn bất cập. Ví dụ trong trường hợp 1 DNNNCP kinh doanh có hiệu quả, nhưng chỉ được trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo % trên vốn vay, cịn vốn tự có thì khơng được trích lập quỹ. Thành tích thi đua theo bằng khen, giấy khen thường rơi vào lãnh đạo, hoặc bộ phận nhỏ người lao động, trong khi số đông lao động họ cần quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng tiền cho chính họ. Nhiều khi DN cũng muốn thưởng đường hồng cho người có cơng với DN từ quỹ khen thưởng, nhưng như thế thì họ phải “chế biến” để thưởng chui, cả hai đều khơng phấn khởi. Đó là chưa kể đến những định mức tài chính khơng tiến kịp với thay đổi của cơ chế thị trường.

Thứ tư, trong q trình CPH các đơn vị rất cần cổ đơng CL để cải

tiến phương thức quản trị, công nghệ, nhân lực. Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, cổ đông CL phải mua cổ phần theo giá đấu bình quân, nhưng với vị thế của các DN ngành may Việt Nam hiện nay, rất khó để các nhà đầu tư bên ngồi chấp nhận mức giá trên. Hiện Vinatex đang chào mời các tập đồn bán lẻ, có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào Tập đoàn, nhưng đến nay kết quả là không khả quan.

Thứ năm, những bất cập so sánh về cơ chế kiểm tra, thanh tra chắc

đến các chi phí “tài trợ bắt buộc” mà DNNNCP phải chi cho các ngày lễ hội từ phường, xã trở lên, các tổ chức xã hội khác nhau, nói là tự nguyện nhưng là không thể từ chối được...

Cuối cùng, với riêng nhóm DNNNCP thì địa vị pháp lý và kinh tế vẫn còn rất mù mờ, khi cần kiểm tra & kiểm sốt thì cơ quan quản lý coi là DNNN khi xét thụ hưởng một ưu đãi nhà nước nào đó (nếu có) thì lại bị coi là cơng ty cổ phần.

Tuy cịn một số hạn chế nhưng về cơ bản quá trình cải cách DNNN nói chung và CPH các DNNN nói riêng ở Vinatex đã đạt được những kết quả tích cực. Các DNNN ngành may thuộc Vinatex có quan hệ TM với hơn 400 công ty tại 65 nước và khu vực khác nhau. Vinatex sử dụng trên 100 nghìn lao động, chiếm tỷ trọng trên 5% lao động cơng nghiệp tồn ngành. Kim ngạch XK của tập đoàn chiếm hơn 20% tổng kim ngạch XK dệt may của Việt Nam. Các DN may thuộc Vinatex có kế hoạch tăng trưởng đầu tư nhằm mục đích đạt sản lượng từ 190 đến 250 triệu sản phẩm may khác nhau từ năm 2005 và 2010, chiếm tỷ trọng khoảng 20% toàn ngành. Tổng hợp kết quả kinh doanh năm 2008, nhóm các DN 100% vốn Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 13,11% so với nhóm các cơng ty CP ngành may đạt 25,7%.

DN 100% vốn Nhà nước (bao gồm các Tổng công ty và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên) vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong sản xuất KD của Vinatex với tỷ trọng về giá trị sản xuất công nghiệp (SX-CN) chiếm tới 50%, kim ngạch XK tính đủ NPL đạt 48%. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng các công ty CP không chi phối và liên doanh, liên kết luôn giữ mức tăng cao nhất, cịn các cơng ty CP chi phối tăng trưởng chậm nhất. Do đó tiếp tục CPH, bán CP nhà nước ở các DNNN là phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển. Tuy nhiên về phương thức sản xuất, do thiếu vốn và sợ rủi ro nên các DN tư nhân và liên doanh có mức độ tăng trong sản xuất hàng FOB thấp từ 2-10% trong khi đó các DNNN vẫn giữ mức XK hàng FOB ổn định là 7% (xem bảng 2.2 dưới đây).

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng theo loại hình DN TT Loại hình DN DN 100% vốn Nhà nước DNNNCP DNCP vốn Vinatex <51%, Liên doanh Tỷ trọng % Tăng trưởng % Tỷ trọng % Tăng trưởng % Tỷ trọng % Tăng trưởng % 1 Giá trị SX-CN 50 13 39 11 11 21 2 Tổng doanh thu 51 15 38 13 11 25 3 KN XK tính đủ NPL 48 10 30 9 22 12

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, Vinatex

Từ nhiều năm nay thị trường Mỹ vẫn luôn là thị trường XK trọng điểm của các DN thuộc Vinatex với tỷ trọng trên 52% sau đó đến EU (23%) và Nhật Bản (12%). Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ và các rào cản TM từ phía Mỹ, Vinatex đã đẩy mạnh xúc tiến sang các thị trường mới để cân đối thị trường XK và giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2009, trong khi kim ngạch XK dệt may của Vinatex vào thị trường Mỹ giảm 4% thì XK vào Nhật Bản lại tăng trên 16% và đặc biệt với thị trường Arập Xêút tăng 36%. Các mặt hàng XK có tốc độ tăng trưởng cao là jacket và áo khoác, quần, sơ-mi, quần áo dệt kim và veston [18].

Bên cạnh việc duy trì thị trường XK, các DNNN ngành may còn đi tiên phong trong các chương trình phát triển thị trường nội địa. Ðây là hướng đi mang tính CL. Từng bước đầu tư chiều sâu xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị Vinatex, với 60 siêu thị trải rộng trên 20 tỉnh, thành phố. Nhờ đó, thị trường nội địa ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh doanh của các DN. Nhiều DNNNCP lớn như May Việt Tiến, May 10,... tỷ trọng bán nội địa đã chiếm khoảng 30% doanh thu. Tuy nhiên công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm và DN chưa được quan tâm đúng mức, lượng hàng của các đơn vị thuộc Vinatex trong hệ thống siêu thị Vinatex Mart chưa nhiều chỉ đạt khoảng 60% trên

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 103 - 109)