Tình hình phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp may tư nhân tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 115 - 119)

C. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh quốc tế

ViÖt Nam gia nhËp WTO

2.2.4. Tình hình phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp may tư nhân tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ

các doanh nghiệp may tư nhân tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh các DNNNCP ngành may quen thuộc như Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè, trong danh sách 100 DN dệt may được bình chọn và 18 DN tiêu biểu các mặt của ngành dệt may Việt Nam năm 2008 có khơng ít các DN may tư nhân. Các công ty KD thời trang trong nước, chủ yếu là các DN tư nhân, ngày càng tỏ ra năng động hơn trong việc nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và xu thế thị trường. Do đó, các sản phẩm của họ cũng được người tiêu dùng, đặc biệt là lớp trẻ quan tâm hơn.

Giám đốc Công ty TNHH Thời trang Xanh (nhãn hiệu Blue - Exchange) Lâm Quang Vinh cho biết, doanh số bán của cơng ty trung bình khoảng 2 tỷ đồng/tháng. Nhưng với hệ thống 80 cửa hàng hiện nay của Blue - Exchange, theo ông Vinh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Trong thời gian tới Blue - Exchange sẽ tiếp tục mở rộng thị phần cả trong và ngoài nước, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Cịn ơng Huỳnh Cơng Quốc, Trưởng phịng đối ngoại Cơng ty TNHH Thời trang Việt (nhãn hiệu NinoMax) thì cho rằng, để cạnh tranh NinoMax phải thường xuyên thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng và chinh phục được sở thích của giới trẻ. Mỗi năm NinoMax phải cho ra ít nhất 4 bộ sưu tập trong 4 mùa xuân, hạ, thu, đông được thiết kế theo gam màu phù hợp với từng mùa.

Công ty may Phương Đông mạnh dạn cải tiến công nghệ, đầu tư sản xuất và xây dựng 2 nhãn hiệu F.House và Wrap - U trở thành nhãn hiệu thời trang độc quyền trên thị trường nội địa. Ông Nguyễn Đức Hùng, Trưởng phịng KD Cơng ty Phương Đông, cho biết: "Để chinh phục thị trường nội địa, chúng tôi đầu tư lâu dài và bài bản cho 2 nhãn hiệu trên qua việc tạo đội ngũ thiết kế riêng, cải tiến công nghệ sản xuất, sử dụng nguyên phụ liệu chất lượng cao, mở rộng kênh phân phối trên toàn quốc và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chuyên nghiệp hơn".

Bên cạnh những nhãn hiệu thời trang chủ yếu dành cho giới trẻ, trên thị trường nội địa cịn có các nhãn hiệu cao cấp hơn, gắn liền với tên tuổi của những nhà thiết kế trẻ, nhưng cũng chiếm được thị phần khá lớn. Có thể kể tên các nhà thiết kế Việt Liên, Vũ Thu Giang, Cơng Trí, Trọng Nguyên, Huyền Mi,... Giá của các nhãn hiệu này thông thường từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/áo, đối tượng khách chủ yếu là giới doanh nhân, ca sĩ, nghệ sĩ. Chất liệu vải thường tìm kiếm "hàng độc" như đũi, taflin, tơ tằm,... Chưa bao giờ thị trường trong nước lại tràn ngập những nhãn hiệu của các nhà thiết kế thời trang nội địa như hiện nay. Đó là ý kiến của giới KD thời trang tại TP.HCM. Nhiều nhà thiết kế có tên tuổi thường hay đùa rằng, thị trường thời trang hiện nay là thời của các nhà

Có thể tổng kết các điều chỉnh trong CLKDTM của các DN may tư nhân tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh bao gồm:

- Trước hết là thương hiệu cùng mạng lưới bán lẻ tại thị trường nội địa đã được nhiều DN tư nhân đẩy mạnh một bước đáng kể. Không kể đến hệ thống siêu thị chuyên hàng dệt may Vinatex Mart, có thể kể đến hệ thống cửa hàng sản phẩm của những thương hiệu riêng như WOW, Elle, Thái Tuấn, Foci, N&M, Blue Exchange, F- House, Sanding,...

- Thứ hai là phát triển mặt hàng có tính khác biệt cao để giảm áp lực cạnh tranh là hướng đi đã được nhiều DN tư nhân lựa chọn và đã thành công trong cạnh tranh. Đối với hàng may mặc, nổi bật có nhóm sản phẩm Corel xuất khẩu sang EU của Cơng ty Scavi, nhóm sản phẩm trẻ em Kina Kinu của Cơng ty May Nhật Tân, quần áo trẻ em Kico của Nguyễn Hồng. Đặc biệt, Cơng ty Nguyên Tâm đã phát triển sản phẩm có tính độc đáo như sản phẩm cặp đôi nam, nữ mang thương hiệu FOCI, áo đua mô tô của Cơng ty May 20, cà vạt DK Sài Gịn,...

- Đối với các DN may tư nhân Việt Nam, tập trung khai thác thị trường nội địa có thể coi là định hướng CL thị trường. Thay đổi tư duy chỉ nhắm đến “miếng bánh” ngon và dễ ăn và vừa tầm, trong thời buổi kinh tế tồn cầu gặp khó, các DN may tư nhân đã chịu khó làm mới mình ở mọi khâu, từ thiết kế, sản xuất đến phân phối. Họ cũng đã tìm cách phát huy tối đa mối liên kết “cùng hội cùng phường” để vượt qua thử thách. Ơng Nguyễn Ân - Giám đốc Cơng ty CP May Sài Gòn (Garmex Sài Gịn) cho biết, Cơng ty đã ký hợp đồng hợp tác CL trong 10 năm với nhãn hàng Blue Exchange để khai thác thị trường nội địa. Có ý kiến cho rằng sự hợp tác này có phần mạo hiểm, nhưng ơng Ân thì rất tự tin, bởi đây là sự hợp tác giữa một bên là DN có kinh nghiệm tổ chức sản xuất may chất lượng đạt các tiêu chuẩn quốc tế với một bên là nhà KD hàng thời trang nội địa có doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng/năm. Theo hợp đồng ký kết, Garmex Sài Gòn dành 8 dây chuyền may chỉ để sản xuất hàng thời trang cho Blue Exchange, đồng thời cung cấp mặt bằng khoảng 1.400m2 cho Blue Exchange làm trung tâm thiết kế, may mẫu và dự trữ hàng phân phối bán lẻ cho mạng lưới cửa hàng trên tồn quốc.

Ơng Ân chỉ rõ: “Trong bối cảnh hiện nay, nếu Garmex Sài Gòn đầu tư vốn, tìm kiếm mặt bằng, nghiên cứu thiết kế... để mở thương hiệu riêng KD trên thị trường nội địa thì khó mà thành cơng nhanh chóng. Trong khi đó, nếu chọn cách hợp tác với đơn vị đã có thương hiệu, đã có mạng lưới phân phối vững mạnh trên thị trường nội địa thì đơi bên đều khai thác được thế mạnh của nhau”. Với cách làm này, Garmex có thể tham gia vào thị trường nội địa với đơn hàng ổn định, lên đến cả trăm ngàn sản phẩm cho mỗi mẫu may vì Blue có đến 80 cửa hàng phân phối. Dự kiến, các sản phẩm bán trong Blue Exchange sẽ ghi rõ “Made by Garmex Saigon”.

Một xu thế đáng lưu ý khác trên thị trường dệt may là chuỗi cung ứng nguyên liệu đang dần được hình thành, thơng qua việc các DN tự tìm đến nhau tạo nên một thị trường nội bộ. Những tháng gần đây, bà Nguyễn Thị Lương, Giám đốc Công ty May 2-9 chạy đôn đáo khắp nơi, huy động tối đa các mối quan hệ để xây dựng các đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của công ty là các mặt hàng từ sợi tổng hợp như gấm, lụa, mút-xơ-lin, vải lụa lót, vải sử dụng sợi co giãn chủ yếu cho đồ thời trang nữ. Bà Lương đã ký được hợp đồng với Công ty CP May Tiên Tiến để chào bán các sản phẩm chủ lực của mình và hai bên bước đầu đã có thống nhất về mặt hàng, chất lượng sản phẩm, giá cả... May 2-9 sẽ cung cấp nguyên liệu cho Tiên Tiến thực hiện các đơn hàng XK. Không chỉ May 2-9, nhiều DN khác trong ngành cũng cho biết, nên liên kết sử dụng NPL trong nước tận dụng nhiều yếu tố thuận lợi như giúp chủ động nguồn hàng, thời gian, thậm chí có thể gối đầu tiền mua nguyên liệu.

Cuối cùng về vấn đề hệ thống phân phối - cầu nối đưa nhà sản xuất đến với người tiêu dùng - có lẽ là vấn đề gay go nhất, không chỉ của các DN may tư nhân. Và vì vậy, một giải pháp được cho là hiệu quả trong bối cảnh khó khăn hiện nay là liên kết với những DN sẵn có tiềm lực về hệ thống phân phối. Bà Nguyễn Hoài Giang - Giám đốc một công ty may tư nhân ở Hải Phịng đã có nhiều buổi làm việc với Tổng cơng ty Thương mại Hà Nội - DN có trong tay chuỗi cửa hàng tuy diện tích nhỏ (Hapro

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 115 - 119)