HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VÀ TỔ CHỨC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU
6.1.2. Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Các yếu tố của hệ thống hoạch định nhu cầu ngun vật liệu có thể sơ đồ hố như sau:
Hình 6.2: Mơ hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tổng quát
6.1.2.1. Các yếu tố đầu vào
‐ Lịch trình sản xuất tổng thể (master production schedule - MPS) Lịch trình sản xuất tổng thể thơng thường được xây dựng đối với sản phẩm cuối cùng và là một thành phần chính đối với hệ thống MRP. Lịch trình sản xuất này sẽ được xây dựng dựa trên dự báo nhu cầu sản phẩm và các đơn đặt hàng của khách hàng. Ví dụ về lịch trình tổng thể được minh hoạ trong hình dưới đây.
Tháng 1 2 Số lượng 900 950 Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 Nệm loại 1 200 400 200 100 Nệm loại 2 100 100 150 100 Nệm loại 3 100 200 200 Hình 6.3: Lịch trình sản xuất tổng hợp nệm giường
Nguồn: Điều chỉnh từ Jacobs and Chase (2015: 592)
Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp thường có năng lực và các nguồn lực có giới hạn. Điều này tạo ra nhiều thách thức trong quá trình lập lịch trình sản xuất tổng thể. Việc xác định chi tiết số lượng sản phẩm và thời gian sản xuất phụ thuộc vào các ràng buộc từ các bộ phận chức năng khác nhau như từ phòng bán hàng (đáp ứng cam kết về thời hạn giao hàng cho khách hàng), bộ phận tài chính (tối thiểu hố tồn kho và
Kế hoạch sản xuất tổng hợp nệm giường Lịch trình sản xuất tổng hợp nệm giường
chi phí), quản lý (tối đa hố năng suất, tối thiểu hoá việc sử dụng nguồn lực) và chế tạo (lịch trình theo cấp độ làm ra sản phẩm và tối thiểu hoá thời gian thực hiện).
‐ Bảng kê vật liệu (Bill of materials - BOM)
Bảng kê vật liệu bao gồm một mô tả đầy đủ về sản phẩm, danh mục các vật liệu, phụ tùng và linh kiện; số lượng mỗi thứ; và cũng là trật tự mà theo đó sản phẩm được làm ra. Bảng kê vật liệu còn được gọi là hồ sơ cấu trúc sản phẩm (Product structure file) hay cây cấu trúc sản phẩm vì nó cho biết cách thức mà sản phẩm được ráp thành. Cây cấu trúc sản phẩm được hình thành từ hồ sơ thiết kế sản phẩm ban đầu và những thay đổi/điều chỉnh thiết kế trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
‐ Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu (Item master file)
Yếu tố đầu vào này cho biết lượng vật liệu, chi tiết và bộ phận để chế tạo sản phẩm hiện có trong kho dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp, đồng thời nó cung cấp các thơng tin về tình trạng của từng loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận trong từng thời gian cụ thể, thông tin về tổng nhu cầu, đơn hàng sẽ tiếp nhận, số lượng sẽ tiếp nhận đối với mỗi loại nguyên vật liệu, thông tin về nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng như độ dài thời gian cung ứng và kích thước lơ hàng nguyên vật liệu được cung ứng.
6.1.2.2. Các yếu tố đầu ra cơ bản
Các yếu tố đầu ra của hệ thống MRP bao gồm:
‐ Phát lệch đơn hàng: Cần mua vào bao nhiêu chi tiết, bộ phận (vật liệu, phụ tùng, linh kiện) và ở thời điểm nào;
‐ Phát lệnh sản xuất: Cần sản xuất bao nhiêu chi tiết/bộ phận trong tiến trình làm ra sản phẩm cuối cùng và ở thời điểm nào;
‐ Các ghi chú điều chỉnh (số lượng, thời gian)
Trên cơ sở danh mục các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm để sản xuất sản phẩm cuối cùng; số lượng của mỗi loại; thời gian
và thời điểm cung ứng chúng theo yêu cầu của quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ được đưa ra lệnh mua hàng hoặc lệnh sản xuất các loại nguyên vật liệu, chi tiết và bộ phận sản phẩm nêu trên. Đây cũng có thể được hiểu là kết quả của quá trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp (MRP) và kết quả này được điều chỉnh liên tục theo tình hình thực tế.
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu không phải là dẫn đến kết quả đầu ra cố định bởi vì dù là đơn hàng vật liệu hay lệnh sản xuất đã được thiết lập nhưng nếu có sự thay đổi trong thiết kế, trong lịch sản xuất, trong quá trình mua và dự trữ thì các yếu tố đầu ra phải được điều chỉnh cho phù hợp.