Đánh giá kết quả mua nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 54 - 55)

1 Chất lượng nguyên vật liệu

6.2.4. Đánh giá kết quả mua nguyên vật liệu

Việc đánh giá được tiến hành sau khi kết thúc một chu kỳ hay giai đoạn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc sau một hợp đồng mua bán, với mục tiêu kiểm tra mức độ thoả mãn nhu cầu nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm theo quyết định đặt mua của doanh nghiệp. Việc đánh giá kết quả mua nguyên vật liệu phải được triển khai trên cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp, bao gồm các tiêu chuẩn định lượng (như số lượng và chủng loại; giá mua và chi phí mua; giá trị mua vào theo từng loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm;...) và các tiêu chuẩn định tính (như mức độ đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu theo lệnh đặt hàng; mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ; mức độ đảm bảo tính chủ động cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp...). Dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá, tiến hành đo lường kết quả mua nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm thông qua các công cụ như hoá đơn mua hàng; Báo cáo thống kê tình hình mua vào; Báo cáo tài chính, kế tốn; Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng mua bán hay đơn đặt hàng của doanh nghiệp... Các kết quả mua nguyên vật liệu đã được xác định cùng với các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên cho phép doanh nghiệp xác định mức đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra, từ đó phân tích và xác định các ngun nhân hồn thành hoặc chưa hoàn thành kế hoạch hay hợp đồng mua để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Quá trình xem xét nguyên nhân dẫn đến kết quả mua nguyên vật liệu, nhất là trong trường hợp khơng hồn thành mục tiêu và kế hoạch đề ra, cần phải chú ý đến tất cả các giai đoạn của công tác cung ứng nguyên vật liệu, từ việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu, lệnh đặt mua đến công tác tổ chức mua, cần quan tâm thích đáng đến việc đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của các đơn vị và cá nhân tham gia trực tiếp vào q trình này.

TĨM TẮT

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) là việc xác định nhu cầu và lịch trình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất.

Đây là công việc không chỉ bao gồm việc lên kế hoạch về các vật liệu và linh kiện cần thiết mà còn là việc điều tiết để đảm bảo các vật liệu và linh kiện này được cung ứng đúng thời điểm với số lượng cần thiết.

Hệ thống MRP gồm các yếu tố đầu vào, quá trình xử lý thông tin và đầu ra. Đầu vào bao gồm lịch trình sản xuất tổng thể, hồ sơ cấu trúc sản phẩm, hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu. Đầu ra là lệnh mua hàng, lệnh sản xuất và các điều chỉnh. Cụ thể hơn, kết quả đầu ra sẽ cho biết rõ lịch trình điều phối các vật liệu và linh kiện để sản xuất sản phẩm và cần bao lâu để hoàn thành sản phẩm cuối cùng.

Lý thuyết MRP hiện tại được ứng dụng phù hợp nhất với các doanh nghiệp lắp ráp hoặc thiết kế và sản xuất theo yêu cầu khách hàng; và với các nhu cầu vật tư không ổn định (nhu cầu gián đoạn, riêng lẻ).

Do nhu cầu không ổn định nên việc xác định cỡ lơ trong MRP khá phức tạp. Có bốn phương pháp cơ bản để xác định cỡ lô là lô theo lô (L4L), lượng đặt hàng kinh tế (EOQ), tổng chi phí thấp nhất (LTC) và chi phí đơn vị thấp nhất (LUC).

Tổ chức mua nguyên vật liệu là công việc quan trọng để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất. Quá trình này bao gồm việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp; thương lượng và đặt hàng; tổ chức giao nhận và thanh toán tiền hàng; và đánh giá kết quả. Thực hiện thành công công việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và cung ứng nguyên vật liệu ổn định và có chất lượng cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)