- Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường
9.4.3. Biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả (cause - effect chart) còn gọi là biểu đồ xương cá được Kaoru Ishikawa sử dụng đầu tiên trong thập niên 1950 tại Nhật Bản. Thông thường một vấn đề hoặc một kết quả (về chất lượng) sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung các nguyên nhân có thể được tập hợp thành 6 nhóm (gọi là 5M và 1E) như sau:
Không Ghế gỗ chưa sơn (1) Đánh nhẵn bề mặt (2) Pha chế sơn (3) Phun sơn (4) Chờ sơn khô (5) Chất lượng tốt (6) Xử lý Đóng gói (7) Có
- Con người (Men): Trình độ tay nghề, năng lực, tác phong và động lực làm việc của nhân viên,...
- Nguyên vật liệu (Material): Chất lượng và số lượng; khả năng sẵn có của nguyên vật liệu, năng lực của nhà cung ứng nguyên vật liệu, kỹ thuật và thời gian bảo quản, vận chuyển, vv...
- Thiết bị (Machine): Năng lực và trình độ của trang thiết bị và máy móc, chế độ bảo dưỡng, phụ tùng và linh kiện thay thế, vv...
- Phương pháp, quá trình (Method): Cách thức và quá trình vận hành, các thao tác vận hành, vv...
- Đo đạc, đánh giá các chuẩn mực (Measurement): Các tiêu chuẩn, định mức, cách thức đo lường và đánh giá, vv...
- Môi trường (Environment) bao gồm: Môi trường tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm,...), môi trường xã hội (các mối quan hệ, văn hóa giao tiếp tại nơi làm việc,...) và môi trường thể chế pháp luật (luật, quy định của chính phủ,...).
Hình 9.5: Biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả cung cấp một phương pháp giúp xác định và tổ chức một cách có hệ thống các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề chất lượng.