- Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường
9.4.4. Biểu đồ Pareto
Pareto - nhà kinh tế học người Ý là người đầu tiên đưa ra nguyên tắc Pareto được áp dụng trong kinh tế học. Nguyên tắc Pareto dựa trên quy luật “80-20”, tức là 80% vấn đề bị chi phối bởi 20% các nguyên nhân chủ yếu.
Biểu đồ Pareto (Pareto Chart) phản ánh các nguyên nhân gây ra vấn đề (chất lượng) được sắp xếp theo tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân tới vấn đề, qua đó giúp chúng ta đưa ra các quyết định khắc phục vấn đề một cách hữu hiệu, bởi vì chúng ta biết được đâu là nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giải quyết.
Biểu đồ Pareto được xây dựng theo trình tự như sau: - Xác định các loại lỗi, sai hỏng;
- Xác định yếu tố thời gian của đồ thị (ngày, tuần, tháng,...). Ví dụ số liệu về sản phẩm lỗi được thu thập trong cùng thời gian là tháng;
- Tính tỷ lệ phần trăm của từng lỗi, sai hỏng; cộng tổng tỷ lệ các sai hỏng là 100%;
- Vẽ trục đứng và trục ngang, chia khoảng tương ứng với các đơn vị thích hợp trên các trục;
- Vẽ các cột thể hiện từng sai hỏng theo thứ tự giảm dần, từ trái sang phải. Độ cao của cột tương ứng với giá trị ghi trên trục đứng. Độ rộng các cột bằng nhau;
- Viết tiêu đề nội dung, ghi tóm tắt các đặc trưng của số liệu được vẽ lên đồ thị;
- Phân tích biểu đồ: Những cột cao hơn thể hiện sai hỏng xảy ra nhiều nhất, cần được ưu tiên giải quyết. Những cột thấp hơn (thường là đa số) đại diện cho những sai hỏng ít quan trọng hơn.
Bảng 9.5: Thống kê sản phẩm lỗi và nguyên nhân
Hình 9.6: Biểu đồ Pareto