- Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT
9.2.1. Giới thiệu các bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng
Tiêu chuẩn hệ thống chất lượng tổng quát được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới là hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000. Ngoài ra các doanh nghiệp tại Việt Nam còn đang áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000, HACCP, SA 8000, GMP, QS 9000... Các tiêu chuẩn hệ thống chất lượng này sẽ được giới thiệu tóm tắt trong mục này.
9.2.1.1. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Hệ thống tiêu chuẩn ISO xuất hiện lần đầu tiên năm 1979 dưới dạng Hệ thống tiêu chuẩn Anh (British standard - BS 5750) do Viện tiêu chuẩn Anh quốc giới thiệu. Sau đó BS 5750 được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Organisation for Standardisation - ISO) ban hành lại với một số điều chỉnh khơng đáng kể và có tên gọi là ISO 9000. Kể từ năm 1987, ISO 9000 được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, phiên bản năm 1987 (viết tắt là ISO 9000:1987) là hệ thống tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng của một tổ chức, bao gồm cả các doanh nghiệp. Chất lượng quản lý của một doanh nghiệp là cơ sở nền tảng để hình thành chất lượng sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Đây là một quan điểm được nhiều quốc gia đồng thuận và áp dụng.
Năm 1994, tổ chức ISO đã cho phát hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994, được phân định thành ba mơ hình riêng biệt. Mơ hình 1 (ISO 9001) áp dụng cho các tổ chức liên quan tới thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. Tiêu chuẩn này đặc biệt thích hợp nếu có hoạt động thiết kế trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Mơ hình 2 (ISO 9002) có thể áp dụng cho các doanh nghiệp liên quan tới sản xuất, lắp đặt và dịch vụ, nhưng ở các doanh nghiệp này khơng có hoạt động thiết kế. Mơ hình 3 (ISO 9003) áp dụng cho các doanh nghiệp nếu có thể thẩm định đầy đủ sự phù hợp với các yêu cầu đã xác định qua hoạt động kiểm tra và thử nghiệm thành phẩm hoặc dịch vụ. Đây là tiêu chuẩn ít được dùng nhất.
Phiên bản thứ 3 của ISO được đưa ra năm 2000 có tên là ISO 9000:2000 bao gồm 3 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - cơ sở và từ vựng; ISO 9001:2000 - các yêu cầu; ISO 9004:2000 - hướng dẫn cải tiến. Như vậy đối với phiên bản năm 2000, các doanh nghiệp chỉ áp dụng mơ hình ISO 9001. Theo ý nghĩa chung, ISO 9001:2000 chính là việc thực hiện tốt và kiểm soát chặt chẽ một hệ thống quản lý chất lượng được lập thành văn bản. Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp phải viết ra những gì cần làm; làm đúng những gì đã viết ra và lưu giữ các hồ sơ về những gì đã làm.
ISO 9001:2008, là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn ISO, không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001:2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm đã qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường.
9.2.1.2. Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000)
ISO 14000 cũng bắt nguồn từ bộ tiêu chuẩn BS 5750 của Anh, là một bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường được Liên minh châu Âu quy định từ đầu thập niên 1990. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng phải đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững dựa trên quan điểm không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái chung quanh và môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
9.2.1.3. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (HACCP)
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt trọng yếu), những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP nhằm mục đích kiểm sốt q trình chế biến, ngăn chặn các yếu tố độc hại cho thực phẩm, đánh giá các mối nguy, tập trung vào các biện pháp phòng ngừa thay cho việc chỉ thử nghiệm thành phẩm sau cùng. HACCP còn tạo điều kiện sử dụng hữu hiệu các nguồn lực. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sản phẩm và công nghệ thực phẩm, theo dõi các nguy cơ đối với sức khỏe, sự phát triển các quy trình chế biến mới. HACCP có thể áp dụng kết hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 theo hướng tận dụng các quy trình triển khai theo ISO nhưng lại tập trung vào khía cạnh an tồn thực phẩm.
9.2.1.4. Tiêu chuẩn An sinh xã hội (SA 8000)
SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hồn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế (Social Accountability International - SAI) phát triển và giám sát. Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng nhằm đảm bảo các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành may mặc và sản xuất giày dép thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với người lao động và với cộng đồng, chẳng hạn như điều kiện làm việc, chế độ lương và bảo hiểm xã hội, vv... Các doanh nghiệp không chỉ thực hiện đầy đủ các điều khoản hướng dẫn
của SA 8000 mà còn phải nghiêm chỉnh tuân theo các bộ luật lao động của các nước sở tại.
9.2.1.5. Tiêu chuẩn GMP
GMP (Good Manufacturing Practices) - hướng dẫn thực hành sản xuất tốt là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn dược phẩm và thực phẩm. GMP áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm sốt các yếu tố ảnh hưởng tới q trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt q trình gia cơng, chế biến.
GMP có mục đích giúp các doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng con người trong doanh nghiệp một cách phù hợp so với các điều khoản chung và cụ thể trong hệ thống pháp luật quy định.
9.2.1.6. Tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ngành công nghiệp ô tô - QS 9000
QS 9000 là một bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ngành công nghiệp ô tô, do ba hãng sản xuất ô tô lớn là Ford, Chrysler và General Motors đưa ra năm 1994. QS 9000 được xây dựng dựa trên bản ISO 9000:1994, nhưng bao gồm thêm các yêu cầu cần thiết cụ thể cho ngành công nghiệp ô tô. QS 9000 nhằm cải tiến liên tục, phòng ngừa khuyết tật, giảm thiểu sự biến động và lãng phí trong dây chuyền sản xuất ô tô và cung ứng các chi tiết, bộ phận cho ngành ô tô. Tiêu chuẩn này là nền tảng cho sự ra đời những mẫu xe an toàn và hiện đại.