Phiếu kiểm tra

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 168 - 171)

- Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường

9.4.1. Phiếu kiểm tra

Phiếu kiểm tra (Check Sheet) là một biểu mẫu được thiết kế nhằm ghi nhận dữ liệu thu thập được về kết quả của các hoạt động hoặc quá trình lặp đi lặp lại. Từ các dữ liệu trong phiếu kiểm tra, doanh nghiệp có thể biết được xu hướng vận động của các yếu tố sai hỏng hoặc các nguyên nhân gây ra vấn đề, làm cơ sở để phân tích và nhận biết các sai hỏng, đồng thời giúp cho việc vẽ các biểu đồ thích hợp. Các bước thực hiện phiếu kiểm tra như sau:

- Xác định đối tượng (sản phẩm, quá trình,...) cần kiểm tra;

- Xác định các chỉ tiêu chất lượng (các lỗi hoặc nguyên nhân) cần kiểm tra;

- Kiểm tra sản phẩm: Xác định (đếm) số sai hỏng theo từng chỉ tiêu và ghi vào mẫu;

Chúng ta thử xem xét ví dụ sau. Cơng ty Gỗ Việt chuyên sản xuất đồ gỗ gia dụng gần đây nhận được rất nhiều lời phàn nàn của khách hàng về chất lượng sản phẩm ghế gỗ. Ban giám đốc quyết định thành lập một nhóm đánh giá chất lượng nhằm tìm ra những nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng kém, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Trước tiên nhóm đánh giá chất lượng xác định các lỗi có thể đối với sản phẩm. Đó là: kích thước chiều dài và chiều rộng của ghế; bề dày của mặt ghế; độ nhẵn của bề mặt; lớp sơn bị trầy xước và bị rộp. Sau đó nhóm lập ra mẫu phiếu kiểm tra để thu thập dữ liệu về các lỗi này như bảng 9.3.

Bảng 9.3: Phiếu kiểm tra

9.4.2. Lưu đồ

Lưu đồ (Flow chart) còn được gọi là biểu đồ tiến trình, chỉ báo các hành động của một q trình cơng việc được sắp xếp theo một tiến trình logic và thể hiện dưới dạng sơ đồ. Các công việc được minh họa bởi các biểu tượng một cách đơn giản và rõ ràng. Qua lưu đồ, những người liên quan nhận diện được công việc phải làm dễ dàng hơn là đọc một đoạn văn mô tả.

Lập và sử dụng lưu đồ giúp cho việc kiểm sốt q trình gần với quá trình sản xuất và vận hành. Cụ thể lưu đồ giúp cho người tham gia hiểu rõ q trình, làm chủ cơng việc; xác định được công việc cần sửa đổi hay cải tiến; xác định vị trí của mỗi người trong q trình; giúp cho việc huấn luyện, đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng.

Các biểu tượng để vẽ lưu đồ như bảng dưới đây (bảng 9.4):

Bảng 9.4: Các biểu tượng để vẽ lưu đồ

Chỉ báo điểm bắt đầu hay điểm kết thúc một q trình Thơng tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu

Tạm ngưng hay lưu kho tạm thời Thực hiện một hành động Lựa chọn, quyết định, rẽ nhánh Vận chuyển

Lưu kho có kiểm sốt

Khi mơ tả một q trình, khơng nhất thiết phải sử dụng đầy đủ các ký hiệu này. Tùy thuộc vào từng quá trình cụ thể mà chúng ta chọn ký hiệu để sử dụng. Ví dụ để xác định lỗi sơn bị rộp xảy ra ở khâu nào trong quá trình sản xuất. Nhóm đánh giá chất lượng của công ty Gỗ Việt đã nghiên cứu và liệt kê các hoạt động hiện thời của quá trình sơn sản phẩm ghế gỗ như sau: (1) Nhận ghế gỗ từ xưởng mộc; (2) Đánh nhẵn bề mặt; (3) Pha chế sơn; (4) Phun sơn; (5) Để sơn khô trong 24 giờ; (6) Kiểm tra chất lượng sơn thành phẩm; (7) Chuyển sang bộ phận đóng gói.

Các bước của q trình trên được thể hiện trong lưu đồ dưới đây:

Hình 9.4: Lưu đồ kiểm sốt chất lượng ghế gỗ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)