Quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 146 - 149)

- Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT

9.1.3. Quản lý chất lượng

Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 “Quản lý chất lượng là

các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về

chất lượng.” Việc định hướng và kiểm sốt về chất lượng nói chung bao

gồm lập chính sách chất lượng, xác định mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.

Theo Feigenbaum, người đã xây dựng khái niệm “Quản lý chất lượng tồn diện” thì “Quản lý chất lượng là một hệ thống hiệu quả để hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho nó có thể sản xuất và thực hiện dịch vụ ở mức kinh tế nhất và thoả mãn được người tiêu dùng” (Feigenbaum, 1961). Cũng theo tác giả này, bởi vì chất lượng là công việc của tất cả mọi người, nếu khơng khéo áp dụng nó rất dễ trở thành cơng việc của không ai cả trong doanh nghiệp.

Theo Deming, thì vịng trịn quản lý chất lượng bao gồm hoạch định (plan), thực hiện (do), kiểm soát (check) và điều chỉnh (action).

Cũng như khái niệm của Feigenbaum, một quan điểm được chia sẻ rộng rãi hiện nay là quản trị chất lượng địi hỏi cách tiếp cận hệ thống vì chất lượng sản phẩm cuối cùng phụ thuộc vào tất cả các cơng đoạn của q trình sản xuất sản phẩm. Để đạt chất lượng, toàn thể các thành viên trong doanh nghiệp phải tham gia vào việc thúc đẩy và cải tiến chất lượng. Vì vậy, quản lý chất lượng được thay thế bằng cụm từ “hệ thống quản trị chất lượng” (Quality Management System).

Hệ thống quản trị chất lượng của một doanh nghiệp xác định doanh nghiệp sẽ thành công ở mức nào trong việc đạt được chất lượng yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ. Theo quan điểm tác nghiệp, hệ thống quản trị

chất lượng bao gồm ba hoạt động cơ bản là đảm bảo chất lượng, kiểm

soát chất lượng và cải tiến chất lượng.

Các doanh nghiệp ngày nay đã nhận thức được rằng chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm thì chưa đủ. Chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức và quản lý của doanh nghiệp.

Đảm bảo chất lượng nhằm giúp triển khai và quản lý một hệ thống

chất lượng (sẽ được trình bày cụ thể trong phần 9.2). Hệ thống đảm bảo chất lượng phải kiểm sốt tất cả các cơng đoạn sản xuất sản phẩm, bởi vì chất lượng hữu hiệu phải dựa trên sự phịng ngừa (các sai lỗi) chứ khơng chỉ dựa trên sự phát hiện (các sai lỗi). Hoạt động này có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như xác định hệ thống chất lượng của doanh nghiệp; đảm bảo sự phù hợp với hệ thống chất lượng, soạn thảo và duy trì một sổ tay chất lượng; xác nhận nhà cung cấp; phân tích dữ liệu thống kê chất lượng; phân tích chi phí chất lượng; vv...

Muốn xem hệ thống quản lý chất lượng có được áp dụng đúng hay không, doanh nghiệp phải thực hiện việc kiểm soát hay đánh giá chất lượng. Kiểm soát chất lượng là các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật

tác nghiệp mục đích là xem hoạt động của doanh nghiệp có phù hợp với những yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng hay không.

Kiểm soát chất lượng bao gồm:

- Kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu, linh kiện, các chi tiết lắp ráp và thành phẩm xem chúng có phù hợp với những tiêu chuẩn và các yêu cầu đặt ra hay không;

- Sử dụng những sơ đồ và phương pháp thống kê căn bản để kiểm tra kết quả và các dữ liệu phản hồi;

- Duy trì và xác nhận độ chính xác của thiết bị kiểm tra;

- Chọn mẫu và đánh giá xem chúng có đáp ứng mức chất lượng yêu cầu hay không.

Cải tiến chất lượng là hoạt động tìm kiếm, phát hiện và đưa ra

những tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng nhằm không ngừng đáp ứng mong muốn và kỳ vọng của khách hàng. Cải tiến chất lượng tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu về chất lượng nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tăng thêm lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng. Có hai hướng cải tiến cơ bản:

- Cải tiến sản phẩm đòi hỏi phải đáp ứng các mong muốn và kỳ vọng luôn thay đổi và ngày càng cao của khách hàng;

- Cải tiến quá trình xuất phát từ mong muốn sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ có hiệu quả và hiệu suất cao hơn.

Hoạt động cải tiến chất lượng có thể bao gồm:

- Thường xuyên xem xét lại chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng;

- Đảm bảo cam kết của Ban giám đốc;

- Đo lường mức độ phù hợp của hệ thống so với các tiêu chuẩn để phát hiện ra những khác biệt;

- Đưa ra hành động khắc phục và phòng ngừa;

- Duy trì thường xuyên việc đánh giá chất lượng nội bộ; - Thực hiện công tác đào tạo về chất lượng.

Để duy trì và cải tiến chất lượng, cần phải huy động sự tham gia tích cực của mọi người dựa trên các nguyên tắc: không thỏa hiệp; cải tiến và cải tiến hơn nữa; xem xét các yêu cầu của khách hàng là trên hết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)