Xác định mức dự trữ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 132 - 141)

- Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ

5. Chi phí do mất mát, hư hỏng, hao hụt hoặc hàng hoá bị lỗi thời theo thời gian.

8.5.2. Xác định mức dự trữ bảo hiểm

8.5.2.1. Phương pháp trực giác

Dựa vào kinh nghiệm, trực giác, các nhà quản trị tồn kho đưa ra một số thông số hướng dẫn việc thiết lập điểm tái đặt hàng (RP). Chẳng hạn, nhà quản trị cho phép xác định mức đặt hàng lại lớn hơn 1,5-2 lần lượng sử dụng dự kiến trong thời gian đặt hàng. Hệ số này có thể coi như là hệ số bảo hiểm. Phương pháp này thừa nhận thời gian đặt hàng dài hơn

kỳ vọng hoặc nhu cầu cao hơn kỳ vọng hoặc cả hai. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này khơng xem xét đến chi phí bảo hiểm (chi phí lưu kho lượng hàng bảo hiểm) và chi phí cạn dự trữ.

8.5.2.2. Phương pháp xác suất

Chúng ta giả định nhu cầu trong một khoảng thời gian là phân phối chuẩn với một giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Doanh nghiệp sẽ đặt hàng theo phương pháp lượng đặt hàng cố định tức là đặt hàng khi nào mức dự trữ trong kho rơi xuống mức tái đặt hàng. Các ký hiệu như sau:

- R: Điểm tái đặt hàng;

- d: Nhu cầu trung bình hàng ngày;

- L: Thời gian chờ nhận hàng (lead time), giả định thời gian này là cố định;

- d: Độ lệch chuẩn của nhu cầu theo ngày.

Nếu nhu cầu ổn định thì mức tiêu dùng hàng ngày sẽ là d và mức tái đặt hàng sẽ là R = dL. Tuy nhiên, vì nhu cầu biến thiên nên cần xác định một mức dự trữ bảo hiểm (SS - Safety Stock). Khi đó:

R = dL SS

Xác suất để mức hàng còn lại trong kho (R) đáp ứng đủ nhu cầu trong thời gian chờ hàng (L) được gọi là mức phục vụ (Service level). Chẳng hạn, nếu xác định mức phục vụ là 95%, nghĩa là xác suất đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng hàng là 95% (p = 0,95) và xác suất hết hàng là 5%. Khi đó ta có cơng thức tính R như sau:

L z dl R  d Trong đó: - Mức dự trữ bảo hiểm (SS)zd L

Hình 8.9: Xác suất đáp ứng nhu cầu trong thời gian chờ nhận hàng

Ví dụ: Cơ sở sản xuất giầy da nam Thành Công muốn thiết lập một

mức dự trữ bảo hiểm cho kho hàng thành phẩm của mình để đáp ứng kịp thời nhu cầu bán ra. Công ty xác định mức tiêu thụ giầy da nam của công ty là một hàm phân phối chuẩn với mức tiêu thụ trung bình ngày là 30 đơi/ngày và mức dao động xung quanh giá trị trung bình là 5 đơi. Thời gian chờ để sản xuất và cung ứng một lô hàng là 10 ngày. Cơ sở muốn thiết lập một mức phục vụ là 95% và chỉ chấp nhận 5% xác suất thiếu hàng. Hãy xác định giúp cơ sở Thành Công mức tái đặt hàng R và mức dự trữ bảo hiểm (SS).

Lời giải: Theo đề bài, chúng ta có các thơng số chính như sau:

- d: 30 đôi/ngày; - L: 10 ngày; - d: 5 đôi.

- Với mức xác suất phục vụ 95%, tra bảng ta có z = 1,65

Theo các thơng số ở trên, ta tính được mức tái đặt hàng R và mức dự trữ bảo hiểm SS như sau:

Như vậy, cơ sở sản xuất giầy da nam Thành Công cần thiết lập một mức dự trữ bảo hiểm là 26 đôi nếu muốn đạt mức phục vụ 95%.

TĨM TẮT

Dự trữ có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo sự độc lập, liên tục của quá trình sản xuất cũng như đáp ứng được sự biến động của nhu cầu khách hàng và tận dụng được yếu tố kinh tế quy mô khi đặt hàng.

Các loại hàng hoá dự trữ của doanh nghiệp sản xuất bao gồm nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện; sản phẩm dở dang; sản phẩm hoàn chỉnh; và các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Có ba loại chi phí liên quan tới dự trữ bao gồm chi phí đặt hàng; chi phí lưu hàng trong kho và chi phí hết hàng. Đây là các loại chi phí mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định về dự trữ.

Ba nội dung cơ bản của quản trị dự trữ bao gồm quản trị kho hàng; quản trị kế toán hàng dự trữ và quản trị kinh tế hàng dự trữ. Quản trị kho

hàng liên quan tới các hoạt động thiết lập hệ thống kho bãi, nhập hàng

vào kho, sắp xếp hàng, kiểm soát và kiểm kê hàng và xuất kho. Quản trị

kế tốn hàng dự trữ liên quan tới việc tính tốn và kiểm sốt giá trị hàng

hoá dự trữ. Quản trị kinh tế hàng dự trữ đề cập tới bài tốn chi phí, tính tốn và tối ưu hố lượng hàng mua và thời điểm mua để đạt mức chi phí dự trữ thấp nhất.

Dự trữ bảo hiểm là một mức dự trữ bổ sung để đáp ứng khi nhu cầu tăng lên hoặc sự chậm trễ trong việc giao hàng. Vấn đề trung tâm của dự trữ bảo hiểm là cân đối giữa các tổn thất khi hết hàng với các chi phí khi lưu trữ một lượng hàng lớn hơn so với nhu cầu.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Liệt kê các loại hàng hoá dự trữ của một doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp dịch vụ.

2. Ba loại chi phí dự trữ có liên quan với nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ cho chi phí khi cạn dự trữ (thiếu hoặc hết hàng).

3. Phân tích hai mục tiêu cơ bản của Quản trị dự trữ. Doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu này?

4. Hoạt động dự trữ và quản trị dự trữ có ảnh hưởng như thế nào đối với việc tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

5. Đối với một cửa hàng tạp hoá, nên thực hiện việc kiểm kê định kỳ như thế nào?

6. Các phương pháp tính tốn giá trị hàng dự trữ khác nhau như thế nào?

7. So sánh hai hệ thống đặt hàng trong quản trị dự trữ? Lấy ví dụ minh hoạ cho một trong hai hệ thống đặt hàng này.

8. Theo phương pháp phân loại hàng hố A, B, C; nhóm hàng A là gì và nên được ưu tiên thực hiện quản trị dự trữ như thế nào?

9. Trình bày sự giống và khác nhau của mơ hình EOQ và POQ? Vẽ hình minh họa?

10. Mơ hình POQ được áp dụng trong những trường hợp nào? 11. Trình bày các lý do khác nhau giải thích việc thiết lập dự trữ bảo hiểm.

12. Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?

- “Mục đích của dự trữ bảo hiểm là nhằm cân đối giữa chi phí hết hàng và chi phí lưu kho”.

- “Mơ hình EOQ nhằm tối thiểu hố tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho”.

- “Kỹ thuật ABC nhằm phân loại hàng dự trữ, từ đó doanh nghiệp sẽ loại bỏ hàng giá trị thấp nhưng chiếm diện tích lớn trong kho”.

- “Theo mơ hình POQ, doanh nghiệp xây dựng nhà kho có dung lượng càng lớn càng tốt”.

- “Theo mơ hình EOQ, doanh nghiệp xây dựng nhà kho có dung lượng càng nhỏ càng tốt”.

BÀI TẬP VÀ TÌNH HUỐNG

1. Một nhà sản xuất đồ chơi sử dụng 32.000 mảnh silicon hàng năm. Mức độ sử dụng mỗi ngày là đều đặn trong suốt 240 ngày làm việc trong năm. Chi phí trữ hàng là 0,6$ mỗi mảnh một năm, chi phí đặt hàng là 24 USD mỗi lần đặt.

a. Xác định lượng đặt hàng tối ưu EOQ

b. Xác định số lần đặt hàng trong năm và khoảng cách giữa hai lần đặt hàng

c. Tính tổng chi phí dự trữ tại mức đặt hàng EOQ

d. Nếu công ty đặt 2.000 mảnh cho một lần đặt hàng thì sẽ tiết kiệm hay lãng phí bao nhiêu tiền so với phương pháp đặt hàng EOQ?

2. Công ty ABC sản xuất nước uống 7-Ups. Nước được đóng chai và bán cho nhà hàng liền kề theo hợp đồng. Cần mức chi phí 1.700$ để chuẩn bị sản xuất một lơ 7-Ups. Chi phí hàng năm để lưu kho là 1,25 $ mỗi chai. Nhu cầu đồ uống hàng năm là 21.000 chai và cơng ty có khả năng sản xuất 30.000 chai mỗi năm.

a. Xác định lượng hàng tối ưu cho một lơ sản xuất, tổng chi phí dự trữ hàng năm, số lô sản xuất mỗi năm và mức hàng tồn kho tối đa.

b. Nếu công ty chỉ có đủ chỗ lưu kho tối đa 2.500 chai nước, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí dự trữ như thế nào?

3. Robert dùng mỗi năm 1.500 bộ lắp ráp với chi phí lưu trữ hàng năm là $45 trên một đơn vị. Mỗi đơn đặt hàng tốn của Robert $150. Anh ta làm việc 300 ngày một năm và nhận thấy mỗi đơn hàng phải được đặt

với nhà cung cấp 6 ngày trước khi có thể nhận được đơn hàng đó. Với những thơng tin trên, anh (chị) hãy giúp Robert:

a. Tính lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) b. Tính tổng chi phí dự trữ hàng năm

c. Tính số lần đặt hàng trong năm, chu kỳ đặt hàng và điểm tái đặt hàng.

4. Trang trại HM sản xuất một loại phân bón hữu cơ tự nhiên chủ yếu bán cho những người làm vườn và hộ gia đình. Nhu cầu hàng năm về phân bón là 250.000 pounds. Trang trại có thể sản xuất được mỗi năm là 320.000 pounds. Chi phí chuẩn bị sản xuất một lơ phân bón là $602. Chi phí lưu kho hàng năm là $0,13 mỗi pounds.

a. Tính lượng hàng tối ưu cho một lơ sản xuất, mức hàng tồn kho tối đa và tổng chi phí dự trữ.

b. Nếu trang trại nâng cơng suất lên 360.000 pounds/1lơ sản xuất thì tổng chi phí dự trữ thay đổi như thế nào?

5. Công ty Vạn Ninh sản xuất nước tinh khiết đóng chai và bán cho nhà hàng ở bên cạnh theo lô. Nhu cầu hàng năm đối với loại nước uống này là 28.000 chai, trong khi đó cơng ty có khả năng sản xuất 40.000 chai/năm. Chi phí hàng năm để lưu hàng tồn kho là 2,5 $/chai. Chi phí thiết lập, chuẩn bị sản xuất một lơ hàng là 3.800$.

a. Hãy xác định lượng hàng tối ưu cho một lơ sản xuất (POQ), tổng chi phí dự trữ hàng năm, số lô sản xuất mỗi năm và mức tồn kho tối đa.

b. Giả sử công ty chỉ có khơng gian để lưu kho tối đa 3.900 chai nước uống, vậy khi đó tổng chi phí dự trữ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

6. Thiếu hụt hàng tồn kho

Cơng ty CP Tập đồn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Truong Thanh Furniture- TTF) là cơng ty chun về sản xuất đồ gỗ và có vị trí hàng đầu đối với doanh nghiệp cùng ngành trong nước và nằm trong nhóm 5 doanh nghiệp hàng đầu. Sản phẩm chính của cơng ty được chia thành 4

nhóm: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoại thất, ván sàn gỗ và các sản phẩm khác như gỗ xẻ S4S, các chi tiết nhỏ bằng gỗ.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của TTF từ năm 2010 đến nay, hàng tồn kho của Công ty luôn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho là nguyên liệu, vật liệu và sản xuất - kinh doanh dở dang (xem đồ thị dưới đây).

Giai đoạn trước năm 2010, TTF có các khoản vay ngân hàng để đầu tư vào hàng tồn kho, cụ thể là gỗ Teak, một loại gỗ thuộc phân khúc cao cấp, do nhu cầu thị trường ở mức cao và liên tục có xu hướng tăng giá. Sau đó, nhu cầu của thị trường chuyển sang phân khúc gỗ bình dân, chủ yếu do khủng hoảng kinh tế, cộng thêm câu chuyện “lấy ngắn nuôi dài”, nên TTF bắt đầu trượt dài trong câu chuyện hàng tồn kho và trả lãi vay.

Giai đoạn 2010 - 2012, hàng tồn kho của TTF tăng dần, doanh thu ở mức cao, nhưng lợi nhuận giảm mạnh, từ mức lãi 52,2 tỷ đồng năm 2010 giảm xuống 9 tỷ đồng năm 2011 và 2,5 tỷ đồng năm 2012. Giai đoạn 2013 - 2014, doanh thu của TTF giảm gần một nửa do Công ty ln trong tình trạng làm để trả nợ.

Trong bối cảnh doanh thu giảm, chịu gánh nặng lãi vay, nhưng tồn kho của TTF tiếp tục tăng, chủ yếu ở nguyên liệu, vật liệu đầu vào. Nguồn tiền để gia tăng hàng tồn kho đến từ đâu khi lượng tiền mặt của Công ty không nhiều; khoản phải thu ở mức thấp so với giá trị của hàng tồn kho? Nợ phải trả của Cơng ty duy trì mức cao, xấp xỉ 2.300 tỷ đồng/năm giai đoạn 2013 - 2015 và tăng lên 1.777 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016; trong đó, trên 90% đến từ vay nợ ngắn hạn.

Theo kết quả kiểm toán, giá vốn 6 tháng đầu năm 2016 của TTF xuất hiện thêm khoản mục “Hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê” lên tới 980 tỷ đồng, gây ra khoản lỗ hơn 1.100 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán ở thời điểm đó phản ứng ngay lập tức, cổ phiếu TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành giảm 13 phiên liên tiếp, mất 60,3% giá trị, từ 43.600 đồng/CP xuống 17.300 đồng/CP. Các nhà đầu tư đã không ngừng tháo chạy khỏi cổ phiếu TTF, có phiên giao dịch, lượng dư bán giá sàn gần 9 triệu đơn vị, trong khi chỉ có 10 cổ phiếu được đặt mua.

Câu hỏi

a. Sử dụng thông tin trong tình huống, hãy phân tích ảnh hưởng của hàng tồn kho đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trường Thành.

b. Hãy bình luận về tình trạng của cơng ty: “Trong bối cảnh doanh thu giảm, chịu gánh nặng lãi vay, nhưng tồn kho của TTF tiếp tục tăng, chủ yếu ở nguyên liệu, vật liệu đầu vào” và đưa ra các giải pháp cải thiện tình trạng trên.

Chương 9

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 132 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)