Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 122 - 126)

- Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ

5. Chi phí do mất mát, hư hỏng, hao hụt hoặc hàng hoá bị lỗi thời theo thời gian.

8.4.3. Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ

Khi thảo luận về các loại chi phí dự trữ ở mục 8.1.3, chúng ta biết rằng doanh nghiệp tìm cách cân đối hai loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Nếu đặt hàng số lượng lớn thì tiết kiệm được chi phí đặt hàng/1 đơn vị sản phẩm, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải tốn kém chi phí lưu kho. Ngược lại, đặt hàng số lượng nhỏ thì tiết kiệm được chi phí lưu kho nhưng lại tốn kém chi phí đặt hàng do phải đặt nhiều lần. Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity - EOQ) nhằm giải quyết bài toán cân đối chi phí này. Mơ hình này đi tìm một lượng đặt

hàng tối ưu sao cho tổng chi phí (chi phí đặt hàng + chi phí lưu kho) là nhỏ nhất.

Mơ hình EOQ dựa trên các giả thuyết cơ bản (hay điều kiện áp dụng) như sau:

‐ Nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng trong một giai đoạn là biết trước và không đổi theo thời gian.

‐ Khoảng thời gian từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng (thời hạn giao hàng) là biết trước và khơng đổi.

‐ Lượng hàng hóa trong một đơn hàng được giao trong một chuyến hàng và ở một thời điểm đã định trước (đơn hàng được thực hiện một lần, toàn bộ khối lượng hàng hóa được nhập kho một lần).

‐ Chỉ xem xét đến hai loại chi phí có liên quan đến dự trữ là chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.

‐ Giá cả hàng hóa, ngun vật liệu khơng thay đổi theo lượng mua mỗi lần (không thay đổi theo quy mơ đơn hàng, khơng có chiết khấu giảm giá).

‐ Chi phí lưu kho là tuyến tính theo số lượng hàng trong kho.

‐ Khơng có sự thiếu hụt dự trữ xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng.

Sơ đồ biểu diễn mơ hình EOQ (xem hình 8.4)

Trong đó:

Qmax: Lượng dự trữ cao nhất

Qmin: Mức dự trữ thấp nhất (trong mơ hình này: Qmin = 0)

Q: Lượng dự trữ trung bình (Q = ∗ vì Qmin = 0)

Q*: Lượng đặt hàng của một đơn hàng (trong mơ hình này: Q* = Qmax)

Hình 8.4: Mơ hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ

Hình 8.5: Xác định lượng đặt hàng kinh tế EOQ

(t) Thời gian Lượng dự trữ Qmax Q 0 A B C Q*

Công thức xác định lượng đặt hàng tối ưu (lượng đặt hàng kinh tế): EOQ = 2DS

H

Trong đó:

EOQ: Lượng đặt hàng kinh tế;

D (Demand): Tổng nhu cầu sản phẩm trong kỳ; S (Setup/Ordering cost): Chi phí một đặt hàng;

H (Holding/Carrying cost): Chi phí lưu kho một đơn vị sản phẩm Từ cơng thức trên ta có:

TC = Q*D * S + Q*2 * H

TC (Total cost) : Tổng chi phí liên quan đến dự trữ Q*: Lượng đặt hàng tối ưu (EOQ)

Ví dụ 1: Cơng ty X chuyên sản xuất lốp xe. Nhu cầu Tanh xe trong

năm của công ty là 9.600 chiếc. Chi phí cho một lần đặt hàng đối với Tanh xe là 75$, chi phí lưu kho là 16$/sản phẩm/năm. Cơng ty X hoạt động 288 ngày/năm.

Hãy tính:

- Lượng đặt hàng tối ưu EOQ; - Số lần đặt hàng tối ưu;

- Tổng chi phí dự trữ ở mức hàng tối ưu.

Giải:

+ Xác định lượng đặt hàng tối ưu (EOQ) EOQ = 2DS

H = 2*9.600*75

+ Xác định số lần đặt hàng tối ưu: = D Q* = 9.600 300 = 32 (lần đặt hàng) + Tổng chi phí dự trữ là: TC = D Q* * S + Q* 2 * H = 9.600 300 * 75 + 300 2 * 16 = 4.800 $

Xác định điểm tái đặt hàng (RP - reorder point) RP = d * L

Trong đó:

d: Nhu cầu tiêu dùng hàng ngày về hàng dự trữ d = (n: số ngày sản xuất trong năm)

L (Lead time): Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng

Ví dụ 2: Tiếp tục ví dụ 1, nếu bổ sung thêm giả thiết là thời gian

chờ giao hàng là 5 ngày thì điểm tái đặt hàng sẽ là: RP = 9.600

288 * 5 = 166,67 (sản phẩm)

Nếu cơng ty muốn có một lượng dự trữ an tồn (safety stock) thì điểm tái đặt hàng cần tính thêm lượng dự trữ an tồn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)