Phương pháp tính theo lơ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 115 - 117)

- Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ

5. Chi phí do mất mát, hư hỏng, hao hụt hoặc hàng hoá bị lỗi thời theo thời gian.

8.3.3. Phương pháp tính theo lơ

Theo lơ, có hai phương pháp hạch tốn hàng hố dự trữ:

- Phương pháp “Nhập trước xuất trước” - FIFO (First in First out)

Theo phương pháp này người ta giả định các lô hàng được xuất (bán) theo trình tự lơ nào nhập vào trước sẽ được xuất (bán) trước, hết lô này sẽ đến lô tiếp theo. Như vậy hàng hố dự trữ sẽ thuộc những lơ nhập sau và được tính giá trị theo giá mua vào của các lơ nhập sau đó.

- Phương pháp “Nhập sau xuất trước” - LIFO (Last in First out)

Ngược lại với phương pháp FIFO, theo phương pháp LIFO, hàng hóa xuất theo trình tự từ lơ nhập vào sau cùng cho đến lô nhập vào đầu tiên. Như vậy hàng hoá dự trữ thuộc (những) lô nhập đầu tiên và phải được hạch tốn theo giá của (những) lơ đầu tiên đó. Chúng ta sẽ xem xét ví dụ của một cơng ty với số liệu về nhập hàng và xuất bán trong thời gian qua như sau:

Tình hình nhập hàng:

Số lượng (Đơn vị) Đơn giá (1000 đồng) Giá trị mua (1000 đồng)

1 10.000 10 100.000

2 8.000 12 96.000

3 12.000 13 156.000

Tình hình bán ra: Lượng hàng bán ra (Đơn vị) Đơn giá (1000 đồng) Doanh thu (1000 đồng) 22.000 15 330.000 Tồn kho: 30.000 (đ.vị) - 22.000 (đ.vị) = 8.000 (đ.vị)

Hạch toán bằng các phương pháp khác nhau, chúng ta sẽ có kết quả như sau: Phương pháp hạch toán Giá đơn vị hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Lãi gộp Giá bình quân gia quyền 11,73 93.840 258.060 71.940 FIFO 13,00 104.000 248.000 82.000 LIFO 10,00 80.000 272.000 58.000

Như vậy các phương pháp hạch toán khác nhau sẽ cho giá trị hàng dự trữ khác nhau và giá vốn hàng bán khác nhau, dẫn đến lãi gộp khác nhau. Các nhà quản trị có thể lựa chọn phương pháp hạch toán khác nhau để quyết định giá bán và làm thay đổi mức lợi nhuận trên sổ sách.

Các phương pháp hạch toán hàng hoá dự trữ chỉ liên quan đến vấn đề định giá chứ không liên quan đến mặt hiện vật. Tuỳ vào đặc điểm của hàng hoá mà doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn nếu là những sản phẩm mau hỏng (như nông sản, thực phẩm,...) hoặc sản phẩm đã để quá lâu thì phải xuất bán các mặt hàng đó theo phương pháp hạch tốn FIFO. Nếu hàng dự trữ là sắt thép thì khi xuất có thể được hạch tốn theo phương pháp LIFO.

Các phương pháp hạch toán “Nhập trước - xuất trước” (FIFO) và “Nhập sau - xuất trước” (LIFO) được áp dụng nhiều hơn ở các doanh nghiệp có dự trữ hàng hố lớn và thời gian lưu kho lâu. Đối với những

mặt hàng mà số lượng dự trữ được xuất hết trong kỳ kinh doanh hoặc ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá cả thì phương pháp hạch tốn theo giá bình qn gia quyền hồn tồn đáp ứng được u cầu, mặc dù có khó khăn là mỗi khi nhập một lơ hàng mới lại phải tính tốn lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)