Xác định cỡ lô trong hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 41 - 43)

HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VÀ TỔ CHỨC MUA NGUYÊN VẬT LIỆU

6.1.4. Xác định cỡ lô trong hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Xác định cỡ lô trong MRP là một bài tốn khó và phức tạp. Đối với các chi tiết, bộ phận tự sản xuất, cỡ lô là số lượng chi tiết, bộ phận cho một lô sản xuất. Đối với các chi tiết, vật liệu mua ngồi, cỡ lơ là số lượng mua cho một đơn hàng. Cỡ lô thường đáp ứng các yêu cầu cung cấp nguyên vật liệu cho một hay nhiều kỳ.

Phần lớn kỹ thuật xác định cỡ lô phải giải quyết cách thức cân bằng chi phí thiết lập (đối với lô sản xuất) hay chi phí đặt hàng (khi mua ngồi) và chi phí lưu kho có liên quan đến việc đáp ứng yêu cầu tạo ra

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Mua H Sản xuất D Mua I Lắp ráp B Mua E Lắp ráp Z Mua G Lắp ráp C Sản xuất F

bởi quy trình hoạch định MRP. Nhiều hệ thống MRP có tùy chọn để tính tốn cỡ lơ dựa trên một số kỹ thuật thường được dùng. Để tiết kiệm chi phí thiết lập hoặc đặt hàng, có thể tăng cỡ lơ lớn nhưng điều đó làm cho khâu logistics trong nhà máy trở nên phức tạp. Sau đây là bốn kỹ thuật xác định cỡ lơ thường được sử dụng, đó là Lơ theo lơ (Lot for lot - L4L), lượng đặt hàng kinh tế (Economic order quantity - EOQ), tổng chi phí thấp nhất (Least total cost - LTC) và chi phí đơn vị thấp nhất (Least unit cost - LUC).

Lô theo lô (L4L)

Lô theo lơ là kỹ thuật phổ biến, theo đó:

‐ Thiết lập đơn hàng dự kiến đúng với yêu cầu ban đầu;

‐ Đưa ra đúng những gì cần cho mỗi tuần mà khơng có tồn kho cho các kỳ tương lai;

‐ Tối thiểu hóa chi phí tồn kho;

‐ Khơng tính đến chi phí thiết lập (đặt hàng) hay giới hạn công suất sản xuất.

Lượng đặt hàng kinh tế (EOQ)

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quản trị hàng dự trữ (sẽ được trình bày cụ thể trong chương 8). Theo phương pháp này, nhu cầu phải tương đối ổn định hoặc cần thiết lập dự trữ bảo hiểm để đảm bảo cho sự thay đổi về nhu cầu. EOQ sử dụng số liệu tổng nhu cầu hàng năm, chi phí thiết lập hoặc đặt hàng và chi phí lưu kho hàng năm.

Sử dụng EOQ trong MRP giả định rằng yêu cầu các chi tiết, bộ phận được mua, sản xuất vào đầu kỳ (tuần, tháng); chi phí lưu kho chỉ được tính cho kỳ đó; các chi tiết được sử dụng liên tục trong kỳ.

Tổng chi phí thấp nhất (LTC)

Phương pháp tổng chi phí thấp nhất là kỹ thuật xác định cỡ lơ ngun vật liệu linh hoạt nhằm tính tốn số lượng đặt hàng bằng cách so

sánh chi phí lưu kho và chi phí thiết lập (hay đặt hàng) cho nhiều cỡ lô khác nhau rồi chọn lô nào mà cho hai loại chi phí này gần bằng nhau nhất (không chênh lệnh nhau quá nhiều)

Chi phí đơn vị thấp nhất (LUC)

Phương pháp chi phí đơn vị thấp nhất là kỹ thuật định cỡ lô linh hoạt bằng cách cộng thêm vào chi phí đặt hàng và lưu kho cho mỗi lần thử cỡ lô và chia chúng cho số đơn vị trong mỗi cỡ lơ, sau đó chọn cỡ lơ chi phí đơn vị thấp nhất.

Lợi ích của phương pháp đơn vị thấp nhất là ở chỗ nó là một phân tích hồn hảo hơn và có tính đến chi phí đặt hàng và chi phí thiết lập mà có thể thay đổi khi cỡ lơ tăng lên. Nếu chi phí đặt hàng hoặc chi phí thiết lập duy trì khơng đổi, phương pháp tổng chi phí thấp nhất hấp dẫn hơn vì nó đơn giản và dễ tính tốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)