Các yêu cầu khi phân quyền

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 62 - 63)

CHƯƠNG 5 : CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

5.3. Phân quyền trong tổ chức

5.3.2. Các yêu cầu khi phân quyền

Phân quyền là tất yếu trong quá trình quản trị một tổ chức. Để thực hiện tốt phân quyền, đòi hỏi nhà quản trị phải thực hiện và đáp ứng các yêu cầu sau đây khi phân quyền:

1. Phải biết rộng rãi với cấp dưới. Sự rộng rãi làm cho người được nhận nhiệm vụ một cách thoải mái, có như vậy mới phát huy tính chủ động và khả năng tư duy sáng tạo của cấp dưới, tạo cho cấp dưới có cơ hội để tự thể hiện và khẳng định bản thân.

2. Phải biết sẵn sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn nhất định, kể cả quyền ra quyết định. Có như vậy, nhà quản trị tránh được hiện tượng “ôm đồm” công việc, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

3. Phải biết tin tưởng ở cấp dưới. Cấp dưới được cấp trên tin tưởng sẽ cố gắng hết mình với cơng việc. Tuy nhiên, khơng vì

quá tin cấp dưới mà nhà quản trị buông lỏng sự kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp dưới.

4. Phải biết chấp nhận thất bại của cấp dưới, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn thất bại với họ. Làm được như vậy, nhà quản trị sẽ là chỗ dựa tin cậy cho cấp dưới, tạo động lực cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được phân công.

5. Phải biết cách tổ chức, kiểm tra theo dõi cấp dưới. Mặc dù phân quyền cho cấp dưới nhưng nhà quản trị khơng bng lỏng hoạt động kiểm sốt. Nhà quản trị thực hiện tốt công việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện nhanh chóng những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết khi cấp dưới thực hiện nhiệm vụ để kịp thời có các giải pháp hợp lý để điều chỉnh. Mặt khác, qua kiểm tra, nhà quản trị đánh giá chính xác năng lực và khả năng phát triển của cấp dưới.

Theo Harold Koontz (1993), “Cốt lõi của việc phân quyền có hiệu quả là sự cân bằng thích đáng giữa cái gì cần phải tập trung và cái gì cần phải phân tán”. Việc phân quyền trong tổ chức, vì thế, địi hỏi nhà quản trị không chỉ phân quyền một cách khoa học mà còn đòi hỏi nhà quản trị phải thực sự khéo léo, tinh tế và nhân văn, bởi phân quyền là cả một nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)