CHƯƠNG 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
6.2. Một số tiếp cận nghiên cứu về lãnh đạo
6.2.3. Tiếp cận hành vi (phong cách)
Khi nghiên cứu bản chất của lãnh đạo, các nhà nghiên cứu đã nhận thức được là nếu chỉ nghiên cứu đặc điểm phẩm chất cá nhân nhà lãnh đạo thì chưa đủ, một hướng khác được các nhà nghiên cứu tìm kiếm là nghiên cứu hành vi nhà lãnh đạo. Nếu tiếp cận đặc điểm là đúng thì sẽ giúp tìm được, lựa chọn được những mẫu nhà lãnh đạo hiệu quả, còn nếu tiếp cận hành vi đúng thì sẽ giúp người ta đào tạo được các nhà lãnh đạo thực hiện lãnh đạo hiệu quả. Tư duy này là động cơ thôi thúc các nhà nghiên cứu lãnh đạo theo tiếp cận hành vi.
Có nhiều lý thuyết gia nghiên cứu ở góc độ tiếp cận hành vi như: Kurt Levin và cộng sự ở đại học Iowa, thuyết X, Y của Douglas Mc Gregor, nhóm nghiên cứu ở đại học Ohio và Michigan...
Nhìn chung tiếp cận hành vi tập trung nghiên cứu bản chất, động cơ thúc đẩy con người hành động để từ đó nhà lãnh đạo đưa ra các cách thức hay hành vi lãnh đạo tương ứng hữu hiệu.
Kurt Levin (1) và cộng sự là một trong những người đưa ra 3 loại hành vi (phong cách) lãnh đạo: độc đoán, dân chủ, tự do và
nghiên cứu xem loại nào là hữu hiệu nhất và đã đưa ra kết luận về tính hữu hiệu của việc sử dụng phong cách (hành vi) lãnh đạo trong một số trường hợp.
Nhóm nghiên cứu ở đại học Ohio state: Nhóm nghiên cứu này tổng kết hành vi lãnh đạo từ nghiên cứu thực tiễn và chia hành vi lãnh đạo thành hai nhóm chính giải thích cho các hành vi lãnh đạo trên thực tế. Các nhóm hành vi lãnh đạo này được gọi là: Nhóm cấu trúc khởi xướng (initiating structure) và sự quan tâm (Consideration).
Cấu trúc khởi xướng: Nhà lãnh đạo có hành vi theo hướng này xác định rõ vai trò và cấu trúc vai trò của họ và nhân viên trong nỗ lực thực hiện mục tiêu của tổ chức. Vai trò và cấu trúc vai trò của nhà lãnh đạo và nhân viên được thể hiện trong tổ chức công việc, trong các mối quan hệ và trong việc xác định và thực hiện mục tiêu.
Sự quan tâm: Nhà quản trị có hành vi theo hướng này xác định phạm vi mà họ quan tâm trong mối quan hệ công việc đặc trưng bởi sự tín nhiệm, tin cậy, tơn trọng, thân thiện mà nhà lãnh đạo dành cho nhân viên. Nhà lãnh đạo thường giúp các nhân viên giải quyết các vấn đề cá nhân, đối xử công bằng và chú trọng đến sự hài lòng của nhân viên trong hoạt động lãnh đạo.
Nhóm nghiên cứu ở đại học Michigan đã chỉ ra định hướng lãnh đạo có hai loại: Định hướng vào công việc và định hướng vào nhân viên và chia hành vi lãnh đạo tương ứng với sự tiến triển của phong cách lãnh đạo từ độc đoán đến dân chủ, tự do.
Nhà lãnh đạo định hướng nhân viên tập trung vào mối quan hệ giữa các cá nhân, đến nhu cầu, sở thích và chấp nhận sự khác biệt giữa họ để đạt được mục tiêu tổ chức thông qua việc đáp ứng nhu cầu, sở thích của họ.
Lãnh đạo tập trung vào công việc chỉ coi nhân viên là phương tiện để đạt được mục tiêu hồn thành cơng việc. Lãnh
đạo theo khuynh hướng này tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, cơng nghệ, quy trình và những yêu cầu đòi hỏi đối với nhân viên để hồn thành cơng việc.
Cả hai nhóm nghiên cứu ở các trường đại học đều có xu hướng đi vào lãnh đạo định hướng đến nhân viên. Kết quả nghiên cứu trên thực tế của họ đều cho thấy lãnh đạo kiểu này đem lại hiệu suất cao hơn, sự hài lòng của nhân viên cao hơn so với kiểu còn lại.