CHƯƠNG 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
6.1. Khái niệm và các nguyên tắc của lãnh đạo
6.1.4. Phong cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách
Phong cách lãnh đạo là cách thức khá ổn định mà nhà quản trị gây ảnh hưởng đến người thừa hành để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo hợp lý có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả của hoạt động lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách lãnh đạo ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu của người bị lãnh đạo, phát huy mạnh mẽ được sức mạnh của cá nhân trong tập thể, vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo, song nhìn chung phong cách lãnh đạo thể hiện kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo, được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và môi trường mà ở đó xảy ra sự tương tác giữa người lãnh đạo và người thừa hành.
Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau của nhà quản trị tùy theo các tiêu thức phân loại và cách tiếp cận nghiên cứu. Trên thực tế, phong cách lãnh đạo của nhà quản trị thường được phân loại theo cách thức sử dụng quyền lực của nhà quản trị, hoặc phân loại theo hướng coi công việc là trung tâm hay coi con người là trung tâm trong mối quan hệ giữa công việc và con người.
6.1.4.1. Theo cách thức sử dụng quyền lực của nhà nhà trị
Klewin (1996), nhà tâm lý học của Mỹ thuộc trường đại học Iowa đã nghiên cứu một cách có hệ thống các phong cách lãnh đạo, theo ơng có 3 kiểu (phong cách) lãnh đạo cơ bản: phong cách chuyên quyền, phong cách dân chủ và phong cách tự do. Nhà quản trị có thể lựa chọn các phong cách quản trị sao cho phù hợp với đối tượng quản trị và môi trường quản trị.
a) Phong cách chuyên quyền
Phong cách chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến người dưới quyền.
Các đặc điểm cơ bản của phong cách chuyên quyền:
Thiên về sử dụng mệnh lệnh.
Ln địi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối.
Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm, uy tín chức vụ của
mình để tự đề ra các quyết định rồi buộc họ phải làm theo ý muốn hay quyết định của nhà quản trị.
Kiểm tra chặt chẽ, nghiêm khắc đối với các hoạt động của
cấp dưới.
Ít quan tâm đến yếu tố con người trong quá trình thực hiện
các chức năng quản trị mà chủ yếu quan tâm đến kết quả công việc.
Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động chính thức,
thơng qua hệ thống tổ chức chính thức.
Các ưu điểm chủ yếu của phong cách chuyên quyền:
Nhà quản trị thường là người có tính quyết đốn cao và dứt
khoát khi đưa ra các quyết định quản trị. Điều này giúp cho họ giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản trị chuyên quyền có thể chớp được các cơ hội kinh doanh.
Nhà quản trị thường là những người dám chịu trách nhiệm
cá nhân về các quyết định của mình, “dám làm, dám chịu”, và do vậy phát huy được đầy đủ các năng lực và phẩm chất cá nhân tốt đẹp của bản thân.
Các nhược điểm chủ yếu của phong cách chuyên quyền:
Triệt tiêu tính sáng tạo của các thành viên trong tổ chức,
khơng thừa nhận trí tuệ của tập thể, của những người dưới quyền.
Quyết định của các nhà quản trị chuyên quyền thường ít
được cấp dưới chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí cịn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới.
Trong tổ chức thường có nhiều ý kiến bất đồng, một số
người có tâm lý lo sợ, lệ thuộc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các nhà quản trị chuyên quyền.
b) Phong cách dân chủ
Phong cách dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Nói cách khác, họ rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến những người dưới quyền.
Các đặc điểm cơ bản của phong cách dân chủ:
Thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích, hướng
dẫn đối với cấp dưới.
Khơng địi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối.
Thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền,
thu hút, lôi cuốn cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định.
Các quyết định của nhà quản trị có tính mềm dẻo, định
hướng và hướng dẫn được chú ý nhiều hơn.
Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động khơng chính
Các ưu điểm chủ yếu của phong cách dân chủ:
Phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy
được tính sáng tạo của cấp dưới, tạo cho cấp dưới sự chủ động cần thiết để giải quyết công việc.
Quyết định của các nhà quản trị dân chủ thường được cấp
dưới chấp nhận, đồng tình, ủng hộ và làm theo.
Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp
dưới, tạo ra được ê kíp làm việc trên cơ sở khai thác những ưu điểm của hệ thống tổ chức khơng chính thức.
Các nhược điểm chủ yếu của phong cách dân chủ:
Nếu thiếu sự quyết đoán cần thiết, nhà quản trị dễ trở thành
người theo đi cấp dưới, ba phải, vì vậy các quyết định thường đưa ra chậm chạp, bỏ lỡ thời cơ.
Nhà quản trị dân chủ nếu khơng có tài năng thực sự sẽ
không dám chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình, từ đó sẽ làm giảm lịng tin của cấp dưới.
Trên thực tế, có thể xảy ra tình trạng “dân chủ giả hiệu” để
lấy lòng cấp dưới.
c) Phong cách tự do
Phong cách tự do là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động đến những người dưới quyền, thậm chí khơng có những tác động đến họ.
Các đặc điểm cơ bản của phong cách tự do:
Nhà quản trị đóng vai trị là người cung cấp thơng tin. Nhà quản trị thuờng rất ít thậm chí khơng tham gia vào hoạt
động tập thể và sử dụng rất ít quyền lực của mình để tác động đến người dưới quyền.
Phân tán quyền hạn cho cấp dưới, để cho cấp dưới sự độc
Các ưu điểm chủ yếu của phong cách tự do:
Nhà quản trị cấp cao có điều kiện thời gian để tập trung sức
lực vào vấn đề chiến lược.
Tôn trọng và phát huy tối đa quyền tự do và chủ động của
cấp dưới, tạo điều kiện để cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị. Điều này cho phép khai thác tài năng của những người dưới quyền.
Quyết định của nhà quản trị dễ được cấp dưới chấp nhận,
đồng tình, ủng hộ và làm theo.
Các nhược điểm chủ yếu của phong cách tự do:
Nhà quản trị thường bng lơi quyền lực, thậm chí để cho
những người dưới quyền lấn át quyền lực, khi đó khơng phát huy được vai trò của nhà quản trị.
Khó kiểm sốt cấp dưới, lệ thuộc vào cấp dưới; cơng việc
có thể bị trì trệ do thiếu sự tác động, thúc đẩy và giám sát.
Nếu kiểm sốt khơng chặt chẽ, lỏng lẻo, thì mục tiêu của
nhà quản trị dễ bị đổ vỡ.
Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu, nhược điểm và chúng phát huy hiệu quả của lãnh đạo tùy thuộc vào mỗi tình huống, hồn cảnh cụ thể nhất định.
Nhìn chung phong cách chuyên quyền, độc đoán thường được sử dụng trong trường hợp phải hành động nhanh, ra quyết định khẩn cấp để tận dụng cơ hội hay cần phải lập lại trật tự nhanh chóng cho một tổ chức bất ổn. Những người có khí chất nóng, bảo thủ, thơng minh thường sử dụng phong cách này.
Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách được sử dụng phổ biến và đem lại hiệu quả trong kinh tế thị trường vốn địi hỏi tính dân chủ, cơng khai, minh bạch cao; Những nhà quản trị có tính cách ơn hòa. Trong điều kiện cấp dưới là những người có tinh thần hợp tác, tập thể hòa đồng thường sử dụng cách này. Tuy vậy không có nghĩa là phong cách dân chủ
luôn phát huy tác dụng tốt cho mọi trường hợp. Khi sử dụng phong cách dân chủ cũng lưu ý phải tránh các trường hợp theo đi quần chúng để được lịng cấp dưới hoặc dân chủ giả hiệu.
Phong cách lãnh đạo tự do thường được áp dụng cho các trường hợp cần phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo của cấp dưới cho các đối tượng có trình độ cao, có ý thức tự giác hoặc những người khơng thích giao tiếp xã hội hoặc trong các hoạt động cần lấy ý kiến rộng rãi của tập thể (ví dụ trong xây dựng chiến lược, ra các quyết định cho tương lai, dài hạn).
K. Lewin (1996) và đồng sự khi nghiên cứu về phong cách lãnh đạo đã đi đến kết luận: lãnh đạo dân chủ đem lại kết quả hữu ích cả về số lượng lẫn chất lượng, cịn theo góc độ thành tích thì lãnh đạo tự do là kém hiệu quả nhất so với lãnh đạo dân chủ và độc đoán song bù lại nó đem lại sự hài lòng cao của nhân viên. Trong trường hợp số lượng và chất lượng hoàn thành như nhau ở hai phong cách lãnh đạo độc đốn và dân chủ thì phong cách lãnh đạo dân chủ đem lại sự hài lòng, thỏa mãn cao hơn của nhân viên và tập thể.
6.1.4.2. Theo hướng quan tâm đến công việc và con người của nhà nhà trị
Những năm cuối thế kỷ 20, khi nghiên cứu động lực nhóm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, các nghiên cứu về quan hệ lãnh đạo của Rensis Likert đã mở rộng các nghiên cứu của nhóm tác giả của đại học Michigan. Ông đã phân nhóm các nhà quản trị thực hành sự lãnh đạo theo hướng coi công việc (sản xuất) là trung tâm và coi nhân viên là trung tâm mối quan hệ. Từ đó Likert đã chia ra 4 phong cách thịnh hành được mô tả trên một đường liên tục từ hệ thống 1 đến hệ thống 4 như sau:
(1) Phong cách lãnh đạo theo hệ thống 1:
Hệ thống 1 là hệ thống quản trị/lãnh đạo định hướng đến cơng việc ở đó nhà quản trị ít hay khơng tin, khơng tín nhiệm cấp
dưới. Cấp dưới ít hoặc khơng được tham gia vào việc ra quyết định; Các quyết định được ra bởi nhà quản trị và chuyển cho cấp dưới thực hiện một cách bắt buộc. Nhà quản trị rất ít thưởng cho cấp dưới, thực hiện hình phạt nghiêm khắc, kiểm tra thực hiện chặt chẽ, mức độ cao. Phong cách lãnh đạo này cịn được gọi là phong cách “quyết đốn, áp chế”.
(2) Phong cách lãnh đạo theo hệ thống 2:
Lãnh đạo tập trung chủ yếu vào cơng việc và có mức độ quan tâm nhất định tới nhân viên “giống như ông chủ cư xử với người phục vụ”. Các quyết định chủ yếu được lãnh đạo đưa ra song cũng phân quyền nhất định cho cấp dưới. Lãnh đạo cũng sử dụng các phần thưởng và hình phạt để tác động đến cấp dưới. Việc kiểm tra cũng được phân cấp trong một chừng mực nhất định cho cấp dưới. Lãnh đạo đã quan tâm đến việc phát triển tổ chức khơng chính thức miễn là nó khơng chống lại mục tiêu của tổ chức chính thức. Phong cách này cịn gọi là phong cách “quyết đốn - nhân từ”.
(3) Phong cách lãnh đạo hệ thống 3:
Đây là phong cách mà nhà quản trị khá tin cậy cấp dưới, có sự tín nhiệm đối với họ nhưng chưa hoàn toàn. Nhà quản trị cấp cao vẫn giữ quyền ra các quyết định, quyết sách chung và cấp dưới được trao quyền ra các quyết định cụ thể. Thông tin trên - dưới được thông suốt. Nhà quản trị cũng sử dụng thưởng, phạt như một công cụ để tác động vào động cơ của nhân viên. Các quyết định, hành động của nhà quản trị có sự tham khảo ý kiến cấp dưới theo các cách và mức độ khác nhau. Phong cách này còn gọi là phong cách lãnh đạo kiểu “tham vấn”.
(4) Phong cách lãnh đạo theo hệ thống 4:
Phong cách lãnh đạo này là phong cách lãnh đạo ở đó có sự tham gia nhiều nhất (so với các hệ thống trên) của cấp dưới vào việc ra quyết định. Nhà quản trị gần như hồn tồn tin cậy, tín
nhiệm cấp dưới, mở rộng thơng tin truyền thông trên - dưới, tăng cường các quan hệ thân thiện cấp trên - cấp dưới với sự tin cậy, tín nhiệm cao. Mọi người đều có trách nhiệm với việc kiểm tra. Tổ chức chính thức và khơng chính thức có sự thống nhất cao. Các nhóm, cá nhân đều nỗ lực để thực hiện mục tiêu của nhóm và tổ chức. Phong cách này cịn được gọi là phong cách “tham gia theo nhóm”.
Tóm lại nếu phong cách lãnh đạo theo hệ thống 1 có tính độc đoán, áp chế cao định hướng chủ yếu vào công việc thì phong cách lãnh đạo theo hệ thống 4 lại mang tính dân chủ cao, định hướng chủ yếu vào nhân viên, tập thể. Các phong cách theo hệ thống 2, 3 có tính chất trung gian giữa hai phong cách này và có xu hướng giảm dần tập trung vào công việc và tăng dần tập trung vào nhân viên, gắn tương đối chặt chẽ với thuyết X và Y trong quản trị.
Có thể mơ tả phong cách lãnh đạo theo cách của Likert như sau:
Hình 6.1: Phong cách lãnh đạo theo cách của Likert
Theo Likert, nhà quản trị áp dụng phong cách lãnh đạo theo hệ thống 4 đem lại hiệu suất cao, đạt được kết quả cao nhất theo tiêu chuẩn thành tích, điều đó có được là do sự mở rộng dân chủ
cho sự tham gia của cấp dưới vào hoạt động ra quyết định. Tuy vậy kết luận của Likert không phải luôn luôn đúng, các lý thuyết gia về lãnh đạo định hướng tình huống ngẫu nhiên và thực tiễn hoạt động quản trị đã minh chứng cho nhận định này.
Vậy có một phong cách lãnh đạo nào tối ưu khơng? Câu hỏi này ln mang tính thời sự và được các nhà nghiên cứu và thực hành quản trị ln tìm tịi lời giải đáp. Trong khi Blake, Mouton và Mc Gregor khẳng định có một phong cách lãnh đạo tối ưu cho phép tối đa hóa năng suất, thỏa mãn nhu cầu và phát triển tổ chức trong mọi tình huống thì các nhà nghiên cứu về lãnh đạo chủ yếu dựa vào tình huống hay ngẫu nhiên như Fiedler, Wroom, Paul Hersey và Kenneth Blanchard lại cho rằng phong cách lãnh đạo tối ưu phải phù hợp với địi hỏi của mỗi tình huống cụ thể. Song hạn chế của các lý thuyết này là ở chỗ: Trong khi có vơ vàn các tình huống khác nhau của hoạt động lãnh đạo thì các lý thuyết lại chỉ nêu ra một số tình huống điển hình. Mặc dù cịn những hạn chế song các nhà nghiên cứu đều chỉ ra đóng góp quan trọng nhất của các nhà nghiên cứu lãnh đạo tình huống là đã chỉ ra bản chất tình huống trong hoạt động lãnh đạo.
Để đạt được hiệu quả của lãnh đạo, theo Owens điều quan trọng, căn bản là nhà quản trị khơng chỉ có khả năng chẩn đốn (tình huống) để xác định phong cách lãnh đạo phù hợp mà cịn phải có khả năng sử dụng đúng đắn phong cách đó trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được.
Như vậy có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Vấn đề là nhà quản trị phải lựa chọn phong cách lãnh đạo thế nào cho phù hợp với đối tượng bị lãnh đạo và phát huy tốt nhất trong các điều kiện, môi trường nhất định. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo, các nhà quản trị hay các nhà lãnh đạo phải tính đến các yếu tố tác động đến nó.
Có thể khái quát các yếu tố tác động đến sự lựa chọn phong