Tiếp cận tình huống (ngẫu nhiên)

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 97 - 98)

CHƯƠNG 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

6.2. Một số tiếp cận nghiên cứu về lãnh đạo

6.2.4. Tiếp cận tình huống (ngẫu nhiên)

Các nhà nghiên cứu về lý thuyết và thực hành lãnh đạo theo tiếp cận này nhận thấy: Thực tế khơng có phong cách (hành vi) lãnh đạo nào thích hợp hữu hiệu trong mọi trường hợp.

Tiêu biểu trong số các nhà nghiên cứu theo hướng này là Paul Hersey và Kenneth. Các nhà nghiên cứu này cho rằng: Lãnh đạo theo kiểu tình huống là lãnh đạo tập trung vào cấp dưới từ đó nhà lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp theo mức độ sẵn sàng của cấp dưới. Sự sẵn sàng ở đây được hiểu là phạm vi mà cấp dưới có khả năng và sẵn sàng hồn thành cơng việc cụ thể.

Các nhà nghiên cứu đã nêu ra 4 kiểu hành vi lãnh đạo cụ thể “Từ định hướng cao đến không can thiệp vào công việc tùy thuộc vào khả năng và sự sẵn sàng, nỗ lực hồn thành cơng việc của cấp dưới”.

Lý thuyết tình huống trong lãnh đạo cho rằng nếu nhân viên khơng có khả năng lại thiếu sự nhiệt tình, tích cực hồn thành cơng việc thì phải định hướng cơng việc cao (để đảm bảo hồn thành công việc) và định hướng nhân viên mạnh để truyền cảm hứng, nhiệt huyết, mong muốn của nhà lãnh đạo cho cấp dưới. Trong trường hợp ngược lại nếu cấp dưới có khả năng lại nhiệt tình, tích cực, tự giác hồn thành cơng việc thì nhà lãnh đạo không cần định hướng vào cơng việc nhiều.

Tiếp cận tình huống đề cao vai trị của cấp dưới trong hồn thành nhiệm vụ và để đảm bảo hoàn thành, nhiệm vụ, cơng việc thì nhà lãnh đạo phải bù đắp cho họ những khả năng thực thi cơng việc cịn thiếu và sự thiếu động cơ làm việc của cấp dưới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 97 - 98)