Các nguyên tắc lãnh đạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

6.1. Khái niệm và các nguyên tắc của lãnh đạo

6.1.3. Các nguyên tắc lãnh đạo

Trong môi trường lãnh đạo ngày nay trong điều kiện hội nhập, thế giới phẳng nhà lãnh đạo gặp nhiều thách thức lớn, phải đạt được kết quả/mục tiêu với ít nhân viên hơn, tính gắn kết giữa nhân viên với nhau và với nhà lãnh đạo ít hơn, thiếu tập trung hơn trong khi đó các nhà lãnh đạo cần phải quy tụ được tập thể nhân viên, thống nhất họ vào mục tiêu chung, khơi dậy những nỗ lực của họ trong cơng việc do đó nhà lãnh đạo phải nắm bắt được cơ hội, dự

báo được rủi ro, phải tư duy và hành động sáng tạo và xử lý vấn đề nhanh mới đảm bảo khả năng cạnh tranh của tổ chức.

Theo nghiên cứu của tổ chức Acheve Global (2007): Nhân viên ngày càng nhấn mạnh hơn vào các hành vi có tính đạo đức của nhà lãnh đạo, họ cũng mong đợi những khả năng kỹ thuật, có tư duy và tầm nhìn, thấy được xu hướng phát triển và cả hiệu quả của những hành động, có khả năng quản lý cách làm việc, khả năng hướng dẫn và phản hồi trong bối cảnh công việc và môi trường thay đổi. Lãnh đạo trong bối cảnh đó địi hỏi nhà lãnh đạo phải có các phẩm chất cơ bản sau:

(i) Khả năng hợp tác làm việc với người khác để đạt hiệu quả tốt hơn.

(ii) Sáng tạo (có tư duy sáng tạo, nhạy bén, dám mạo hiểm để tận dụng cơ hội tối đa).

(iii) Có chun mơn kỹ thuật và kỹ năng quản lý được tích lũy qua việc học tập khơng ngừng và tạo sự tín nhiệm với nhân viên.

(iv) Có tầm nhìn và chia sẻ tầm nhìn với người khác để cùng nhau nỗ lực thực hiện tầm nhìn.

Những yếu tố trên đây mới chỉ là những điều kiện cần thiết cho lãnh đạo thành công. Kết quả, hiệu quả của hoạt động lãnh đạo còn tùy thuộc thực hành lãnh đạo trong mỗi tình huống, điều kiện và mơi trường cụ thể theo những nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Những nguyên tắc lãnh đạo dưới đây cho phép nhà lãnh đạo đạt được kết quả, đồng thời đảm bảo được sự gắn kết, qui tụ được nhân viên để thực hiện mục tiêu, tầm nhìn của nhà lãnh đạo.

- Lãnh đạo phải tập trung vào tình huống, vào vấn đề cần xử lý, vào hành vi chứ không phải con người. Điều đó cho phép người lãnh đạo việc tập trung vào yếu tố kỹ thuật đảm bảo khách quan trong xử lý tình huống, đồng thời vừa gây ảnh hưởng (đến hành vi) một cách hữu hiệu.

- Duy trì sự tự tin và tinh thần làm việc của người khác. Đây là yếu tố rất cơ bản tạo động lực và nhiệt huyết, sự sáng tạo của người thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo giao.

- Duy trì và phát triển mối quan hệ có tính xây dựng với người khác có liên quan trong hoạt động lãnh đạo (với cấp trên, đồng cấp và cấp dưới).

Các mối quan hệ tốt tạo nền tảng cho sự “gây ảnh hưởng”, giúp có được thơng tin đầy đủ, chính xác để ra quyết định và giúp những người có liên quan chia sẻ các quyết định của lãnh đạo, từ đó đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của các quyết định.

- Lãnh đạo bằng cách tự mình phải làm gương cho người khác: để người khác tự nguyện, nhiệt tình đi theo nhà lãnh đạo, làm theo nhà lãnh đạo thì nhà lãnh đạo phải trở thành tấm gương cho họ đây cũng là yếu tố quan trọng tạo nên uy tín cho nhà lãnh đạo (lãnh đạo bằng uy tín).

- Cân nhắc và thận trọng trong hành động và ra quyết định: nhà lãnh đạo có thể và cần phải mạo hiểm để chớp thời cơ, song vì quyết định của nhà lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng đến một tổ chức hay cá nhân người thừa hành, do đó trong hoạt động hay ra quyết định cần phải cân nhắc thận trọng hậu quả trước mắt và lâu dài.

Hộp 6.2: 21 nguyên tắc về tài năng lãnh đạo

của John Maxwell

1. Tài năng lãnh đạo xác định mức độ thành công 2. Thước đo lãnh đạo chính xác nhất là sự ảnh hưởng 3. Tài năng lãnh đạo phát triển hàng ngày chứ không phải trong một ngày

4. Ai cũng có thể lái tàu nhưng khơng phải ai cũng có thể là thuyền trưởng và vạch hành trình

5. Khi nhà lãnh đạo thực thụ lên tiếng người khác lắng nghe 5*. Nhà lãnh đạo tạo giá trị bằng cách phục vụ người khác 6. Niềm tin là nền tảng quan trọng của người lãnh đạo 7. Mọi người đi theo sự lãnh đạo của những nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn họ

8. Nhà lãnh đạo đánh giá được mọi thứ nhờ vào trực giác của mình

9. Nhà lãnh đạo thu hút những người tương đồng với họ 10. Việc thu hút nhân tâm của nhà lãnh đạo phải thực hiện trước mọi thực hiện khác

11. Mức độ thành công của nhà lãnh đạo do những người thân tín nhất quyết định

12. Nhà lãnh đạo bản lĩnh chia sẻ quyền lực cho người khác 13. Nhà lạnh đạo tài năng sinh ra những nhà lãnh đạo khác 13*. Mọi người làm theo những gì họ thấy (Nhà lãnh đạo phải là tấm gương)

14. Mọi người tin vào nhà lãnh đạo trước khi tin vào tầm nhìn của họ

15. Nhà lãnh đạo tài ba tìm ra con đường cho tập thể dành chiến thắng

16. Quán tính là bạn tri kỉ của nhà lãnh đạo

17. Nhà lãnh đạo tập trung vào các công việc ưu tiên 18. Nhà lãnh đạo phải biết hy sinh để tiến về phía trước 19. Đối với người lãnh đạo hành động đúng thời điểm, thời cơ xuất hiện là quan trọng

20. Để tăng trưởng hãy lãnh đạo cấp dưới để bùng nổ hãy lãnh đạo nhà lãnh đạo

21. Giá trị bền vững của nhà lãnh đạo đo bằng sự kế thừa.

Các nguyên tắc trên đây giúp nhà lãnh đạo định hướng được suy nghĩ, hành động và ra quyết định đảm bảo tính khoa học, chuyên nghiệp, tính thực tiễn cao do đó tạo nên sự thành công cho hoạt động lãnh đạo. Tuy vậy việc vận dụng các nguyên tắc cần phải linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với điều kiện mơi trường, tình huống cụ thể của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 79 - 83)