Các nguyên nhân của xung đột

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 111 - 112)

CHƯƠNG 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

6.5. Quản trị xung đột

6.5.2. Các nguyên nhân của xung đột

Xung đột trong tổ chức thường xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Do phân phối các nguồn lực không hợp lý, thiên vị cho các cá nhân, bộ phận.

- Do sự phụ thuộc giữa cơng việc với nhiệm vụ, giữa cá nhân và nhóm trong q trình hoạt động (người, nhóm này thực hiện hay hồn thành cơng việc, nhiệm vụ lại phụ thuộc vào người

khác, nhóm khác) dẫn đến những nỗ lực, cố gắng của cá nhân, nhóm để hồn thành cơng việc song lại khơng thể hồn thành vì liên quan đến một bộ phận khác (ví dụ nhóm bán hàng rất tích cực, nỗ lực song kết quả lại khơng đạt vì bộ phận mua hàng kém, bán khơng được).

- Do sự khác nhau về mục tiêu giữa các cá nhân, bộ phận mà những mục tiêu này lại mâu thuẫn, loại trừ nhau.

- Sự khác biệt trong quan điểm, nhận thức về các giá trị: Cùng một sự vật, hiện tượng song những người khác nhau có thể có sự khác nhau về nhận thức, quan điểm đánh giá về đúng, sai, tốt, xấu, phải, trái về sự vật, hiện tượng đó từ đó dẫn đến mâu thuẫn xung đột.

- Sự khác nhau trong ứng xử và kinh nghiệm sống, làm việc: Sự khác nhau về lối sống, ứng xử, trình độ hiểu biết và kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm sống cũng làm giảm sự hiểu biết lẫn nhau, những đánh giá khác nhau về các giá trị dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.

- Giao tiếp tồi: Giao tiếp tồi cản trở việc người khác khơng hiểu đúng tình huống hay quan điểm của bản thân người truyền đạt thơng tin cho người khác. Điều đó cũng có thể là một nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, xung đột.

Xử lý xung đột đòi hỏi phải nhận thức đúng nguyên nhân gây ra nó và để giải quyết mâu thuẫn xung đột phải xử lý tận gốc các nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)