Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

6.1. Khái niệm và các nguyên tắc của lãnh đạo

6.1.1. Khái niệm lãnh đạo và nhà lãnh đạo

Các nhà nghiên cứu lý luận và thực hành quản trị tổ chức đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về lãnh đạo tùy thuộc vào phương pháp tiếp cận nghiên cứu của họ.

Theo Harold, Koontz, Cefril, Donnell và Heinz Weihrich (1968): “Lãnh đạo là nghệ thuật tác động đến con người nhằm tạo ra những nỗ lực nơi họ để họ hoàn thành các nhiệm vụ được giao”.

Theo A F Stonner và Chales Walker (1987): “Lãnh đạo là quá trình điều khiển hướng dẫn và tác động đến các thành viên của nhóm để họ thực hiện nhiệm vụ”.

Còn theo John C. Maxwell (2009) - chuyên gia và bậc thầy nổi tiếng thế giới về nghệ thuật lãnh đạo thì coi “lãnh đạo là gây ảnh hưởng”, ông cho thế là đủ.

Jeffrey J. Fox (2008) cho rằng: “Lãnh đạo là năng lực gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để thúc đẩy họ tự nguyện thực hiện mục tiêu của tổ chức”.

Các quan điểm trên đây đều có những điểm chung, đều coi lãnh đạo là:

(i) Gây ảnh hưởng.

(ii) Đối tượng gây ảnh hưởng là nhân viên hay một nhóm. (iii) Mục đích của gây ảnh hưởng là làm cho những người/nhóm người chịu tác động của ảnh hưởng nỗ lực, tự nguyện thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Như vậy, lãnh đạo có thể hiểu như sau:

Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để họ hoàn thành một cách tự nguyện các mục tiêu của tổ chức.

Khái niệm trên cho thấy nội hàm của lãnh đạo được thể hiện qua các nội dung sau:

Một là, gây ảnh hưởng nhằm tác động đến nhận thức của con người qua đó điều chỉnh hành vi và hành động của họ để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Hai là, hoạt động gây ảnh hưởng gồm: tạo động lực, hướng dẫn và các hoạt động khác bằng những phong cách lãnh đạo thích hợp với mỗi thời điểm, hồn cảnh, đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật trong thực hành lãnh đạo.

Ba là, để gây ảnh hưởng, người lãnh đạo phải có quyền lực, quyền lực nhà lãnh đạo có thể được tổ chức trao, cũng có thể do họ tự tạo ra bằng tài năng, uy tín, sức hấp dẫn, sự gương mẫu, đi đầu...

Nhà lãnh đạo là người gây ảnh hướng đến cá nhân hay tổ chức để từ đó họ tự nguyện, nỗ lực, hồn thành mục tiêu của nhà lãnh đạo hay tổ chức.

Nhà lãnh đạo khác với nhà quản trị. Nhà lãnh đạo có thể gây ảnh hướng lên cấp trên, đồng cấp hay cấp dưới. Theo John C. Maxwell (2009): “Bạn có thể lãnh đạo mọi người bất cứ vị trí nào trong tổ chức”, cịn theo John Kotter (1993): Nhà quản trị là người giải quyết những vấn đề phức tạp nhờ lên kế hoạch chính thức, xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành và giám sát kết quả hoạt động của tổ chức do họ phụ trách. Nhà lãnh đạo xây dựng một tầm nhìn, thu hút mọi người và truyền cảm hứng cho họ để thực hiện cảm hứng đó. Nhà quản trị đều có một chức vụ nào đó, cịn nhà lãnh đạo có thể có chức vụ hoặc khơng.

Nhà quản trị thực hành chức năng lãnh đạo, song điều đó khơng phải ln đồng nhất với họ đã là nhà lãnh đạo, theo John C. Maxwell (2009): “Bạn có thể ban cho ai đó một chức vụ, nhưng bạn khơng thể ban cho người đó vai trò lãnh đạo thực sự. Tầm ảnh hưởng phải được xây dựng”. Điều đó có nghĩa là để trở thành nhà lãnh đạo họ phải tạo dựng và duy trì được tầm ảnh hưởng. Tuy vậy phải thừa nhận rằng rất khó lãnh đạo những người khơng thuộc quyền hạn của nhà lãnh đạo, song nhà lãnh đạo cần phải thay đổi suy nghĩ từ: tôi muốn một chức vụ khiến mọi người đi theo thành tôi muốn trở thành người mọi người muốn đi theo, có nghĩa là để lãnh đạo thì người lãnh đạo khơng nên chủ yếu dựa vào sự gây ảnh hưởng do yếu tố quyền lực từ chức vụ mà phải tạo dựng cho mình uy tín và các phẩm chất cá nhân khác để thu phục nhân tâm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)