CHƯƠNG 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
6.3. Động cơ và lý thuyết về động cơ
6.3.1. Khái niệm về động cơ
Động cơ là quá trình tâm lý của con người kích thích (thúc đẩy) họ hành động để đạt được mục tiêu của cá nhân hay tổ chức. Theo nghĩa đó người có động cơ sẽ nỗ lực làm việc, duy trì nhịp điệu làm việc tích cực, có hành vi, định hướng hành động vào thực hiện mục tiêu mà họ mong muốn đạt được.
Động cơ được phát sinh, khởi xướng từ một nhu cầu (mục tiêu mong muốn đạt được) và nó thúc đẩy hành vi của con người (hay nhóm người) hành động để đạt tới nhu cầu (mục tiêu) đó. Tuy vậy để đạt được kết quả (mục tiêu) chỉ có động cơ thơi chưa đủ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực (khả năng) thực hiện. Có thể miêu tả mối tương quan giữa các yếu tố được mô tả ở trên như sau:
Những yếu tố thúc đẩy động cơ (nhu cầu, sự thỏa mãn, mục tiêu, kỳ vọng) x Khả năng, (năng lực) thực hiện
công việc (để đạt được mục tiêu) (Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất nghề nghiệp) = Kết quả thực hiện mục tiêu
Nhà quản trị là người đạt được mục tiêu bằng và thông qua người khác do đó họ phải có năng lực gây ảnh hưởng đến nhân viên, phải biết cách động viên, tác động, điều khiển nhân viên nỗ lực, tự nguyện thực hiện mục tiêu. Để làm được điều đó trước hết nhà quản trị phải hiểu rõ được nhu cầu (mục tiêu) và động cơ hành động của nhân viên để đạt tới nhu cầu (mục tiêu) đó. Nhận thức đúng được nhu cầu, động cơ làm việc và biết cách kích thích đúng để nhân viên tự nguyện, nhiệt tình, tích cực thực hiện mục tiêu là những yêu cầu về năng lực cần phải có của nhà quản trị trong hoạt động lãnh đạo.
Nhận thức được tầm quan trọng của lãnh đạo trong quản trị, nhận thức về động cơ và quan hệ của nó với hoạt động lãnh đạo đã được nhiều lý thuyết quản trị đề cập đến và nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm:
(i) Lý thuyết cổ điển được F.Taylor và các tác giả trong trường phái lý thuyết quản trị khoa học.
(ii) Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người mà tiêu biểu là Robert Owen, Huogo Munsterberg.
(iii) Lý thuyết hiện đại về động cơ như thuyết nhu cầu của A Maslow, thuyết kỳ vọng của Wroom, thuyết công bằng.
6.3.2. Lý thuyết về động cơ
a) Lý thuyết cổ điển về động cơ
Taylor và các nhà nghiên cứu thuộc trường phái quản trị khoa học cho rằng con người vốn lười biếng trong lao động lại phải thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại nên dễ dẫn đến nhàm chán, do đó động viên nhân viên nâng cao năng suất thì cần dùng kích thích kinh tế (lương, thưởng, phạt) để động viên nhân viên làm việc.
b) Lý thuyết tâm lý xã hội (quan điểm hành vi)
Coi quan hệ giữa con người với nhau trong công việc cũng là yếu tố thúc đẩy lao động, chúng bao gồm quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Các nhà lý thuyết theo trường phái này cho rằng mỗi khó khăn, vướng mắc trong tổ chức đều có thể được xử lý thông qua quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức. Từ đó nhà quản trị phải trao nhiều quyền tự chủ hơn cho nhân viên trong hoạt động, tăng cường vai trò của tổ chức khơng chính thức, thúc đẩy các quan hệ xã hội trong tổ chức.
c) Lý thuyết hiện đại về động cơ Thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng con người ln có nhu cầu. Nhu cầu của con người gồm 5 loại được xếp thứ tự từ thấp đến cao (nhu cầu sinh lý, nhu cầu an tồn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tơn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình) mà nhà quản trị có thể dự báo trước và trật tự thỏa mãn nhu cầu của con người cũng đi từ thấp đến cao, khi một nhu cầu đã được thỏa mãn thì nó khơng cịn động cơ thúc đẩy con người hành động nữa và họ hướng đến nhu cầu ở bậc cao hơn, xuất hiện động cơ mới. Do đó để lãnh đạo nhân viên (gây ảnh hưởng) thì nhà quản trị phải biết họ đang ở cấp độ
nhu cầu nào để chọn cách kích thích vào động cơ phù hợp giúp nhân viên thỏa mãn được nhu cầu qua đó sẽ đạt được mục tiêu của tổ chức.
Lý thuyết của David Mc Clelland và E. R. G
Thuyết của David Mc Clelland và E.R.G cho rằng con người có 3 nhu cầu cơ bản gồm nhu cầu về thành tựu, nhu cầu liên minh và nhu cầu quyền lực. Mỗi loại người tương ứng với nhu cầu trên có động cơ nhất định để thực hiện công việc. Nếu giao việc và động viên họ hoàn thành phải tùy thuộc họ đang theo đuổi nhu cầu nào.
Người có nhu cầu thành tựu theo đuổi những cơng việc mang tính thách thức, mục tiêu cao, làm chủ cơng việc, thể hiện trách nhiệm cá nhân.
Người có nhu cầu liên minh cũng giống như nhu cầu xã hội trong tổ chức, những người này thường hay hoàn thành tốt công việc ở môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, quan hệ giữa người với người trong tổ chức cởi mở, những công việc tạo ra các quan hệ xã hội rộng rãi.
Nhu cầu quyền lực là nhu cầu kiểm soát và gây ảnh hưởng, chi phối người khác và môi trường làm việc. Các nhu cầu quyền lực và thành tích thường xuất hiện ở những người có xu hướng trở thành nhà quản trị lãnh đạo.
Nghiên cứu lý thuyết trên nhà quản trị trong thực hành lãnh đạo cần phải nhận diện đúng nhân viên có nhu cầu nào để biết cách gây ảnh hưởng lên họ, tạo môi trường và điều kiện gây ảnh hưởng thích hợp.
Thuyết kỳ vọng của Vroom
Nhà tâm lý học Vitor.H.Vroom cho rằng con người được thúc đẩy hồn thành cơng việc của họ tin vào giá trị mục tiêu họ
theo đuổi mà có thể nhận thấy được việc họ làm sẽ giúp họ đạt được mục tiêu. Nói cách khác động cơ thúc đẩy con người hành động là kết quả của giá trị mong đợi mà họ đặt vào mục tiêu và những cơ hội, sự đam mê, khát vọng giúp cho họ đạt được mục tiêu đó. Vroom cho rằng:
Động cơ thúc đẩy = mức độ đam mê x sự hy vọng
Những nghiên cứu của L.W Perter và EF Lawler cũng đi theo hướng của Vroom hai ông cho rằng sức mạnh của động cơ phụ thuộc vào giá trị phần thưởng và khả năng nhận thức phần thưởng đó. Đồng thời kết quả cơng việc được xác định bởi động cơ thúc đẩy năng lực thực hiện nhiệm vụ và sự nhận thức về nhiệm vụ.
Thuyết về sự công bằng
Lý thuyết công bằng của J Stucy Adam, trường Đại học Bắc Carolina cho rằng người lao động luôn muốn được đối xử công bằng trong bố trí, sử dụng, đánh giá và đãi ngộ. Khi bị đối xử khơng cơng bằng người lao động thường có xu hướng chấp nhận (vì sợ mất việc, khó thăng tiến...) song đó chỉ là trước mắt về lâu dài nhân viên dễ dẫn đến sự bất mãn, mâu thuẫn, xung đột, thậm chí bỏ việc. Do đó nhà quản trị phải đối xử cơng bằng trong bố trí, sắp xếp cơng việc, trong đánh giá, đãi ngộ, tạo điều kiện môi trường và cơ hội thăng tiến, bình đẳng. Nhà quản trị cần phải nắm được thông tin phản hồi về nhận thức của người lao động về sự công bằng và chuyển hóa chúng thành hoạt động của nhà quản trị đảm bảo sự công bằng cho mọi người. Song thực tế khơng có sự cơng bằng tuyệt đối.
Nghiên cứu các lý thuyết trên đây giúp nhà quản trị nhận biết được động cơ của nhân viên, biết cách kích thích, thúc đẩy đúng đắn để họ nỗ lực, nhiệt tình, tự nguyện thực hiện mục tiêu.