Tiếp cận về quyền lực và sự gây ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 92 - 94)

CHƯƠNG 6 : CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

6.2. Một số tiếp cận nghiên cứu về lãnh đạo

6.2.1. Tiếp cận về quyền lực và sự gây ảnh hưởng

Các nghiên cứu thuộc tiếp cận quyền lực và sự gây ảnh hưởng đều cho rằng lãnh đạo là gây ảnh hưởng bằng quyền lực. Quyền lực được hình thành bởi tổ chức trao cho người lãnh đạo hoặc do chính họ tạo nên; và việc sử dụng quyền lực đó để gây ảnh hưởng có hiệu quả hay không tùy thuộc vào sự lựa chọn đúng đắn quyền lực của người lãnh đạo; Quyền lực có thể tồn tại, tăng lên hoặc giảm đi, song cũng có thể mất đi thông qua quá trình gây ảnh hưởng.

Quyền lực là năng lực đặc biệt của chủ thể gây ảnh hưởng lên thái độ và hành vi của đối tượng. Chủ thể có thể là cá nhân người lãnh đạo hoặc là một tổ chức.

Quyền lực là quyền kiểm sốt mà một con người có và có thể sử dụng đối với người khác. Nhờ sức mạnh quyền lực mà người lãnh đạo đạt được sự tuân thủ, phục tùng của các đối tượng bị lãnh đạo.

Theo cẩm nang kinh doanh Harvard (2005), quyền lực là quyền phân bổ nguồn lực, ra quyết định và buộc (chấp nhận) phải tuân thủ.

Theo John French và Bertram Rosvee quyền lực có 5 loại: (i) Quyền được thưởng (quyền của nhà lãnh đạo được tổ chức trao để ban thưởng cho người khác: khen thưởng, tăng lương, đề bạt, cất nhắc...); (ii) Quyền được trừng phạt (là quyền nhà lãnh đạo được trừng phạt người thừa hành để buộc họ phải hồn thành cơng việc: khiển trách, cảnh cáo, cắt giảm lương, hạ chức vụ, sa thải...); (iii) Quyền lực pháp lý (quyền ra quyết định buộc cấp dưới phải thi hành, tuân thủ); (iv) Quyền lực chuyên môn (tài năng chuyên môn, nghiệp vụ làm cho cấp dưới khâm phục, phục tùng sự chỉ dẫn hay tư vấn, cố vấn); (v) Quyền lực tham chiếu (nhà lãnh đạo nổi tiếng, có năng lực đặc biệt, tạo được sự hấp dẫn hay sự thân thiện, nể trọng cũng tạo ra quyền này). Ba loại quyền lực đầu nhà lãnh đạo có được là do tổ chức trao còn hai loại sau là do cá nhân người lãnh đạo tạo ra. Muốn duy trì và phát triển quyền lực này thì nhà lãnh đạo phải thường xuyên phấn đấu, hồn thiện mình; Những quyền lực loại này ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu trong xã hội phát triển.

Cũng theo quan điểm của các tác giả: (1) Quyền lực là cần thiết và quan trọng đối với nhà lãnh đạo và quản lý: “Thật khó hình dung được một nhà quản lý sẽ thành công như thế nào nếu không nắm được quyền lực nào cả. Sử dụng quyền lực phải có nguyên tắc, phải được sử dụng một cách thông minh, đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc, gắn với tình huống cụ thể”. Nghiên cứu việc sử dụng quyền lực David, Mc Delland và David Buruham chỉ ra 3 loại nhà quản lý tương ứng với các loại sử dụng quyền lực:

- Nhà quản lý chiều lòng cấp dưới: mong muốn được cấp dưới yêu mến hơn là có quyền lực. Quyết định của nhà quản lý kiểu này chịu ảnh hưởng mạnh bởi những gì làm cấp dưới hài lòng, thỏa mãn nên chứa đựng nhiều yếu tố cảm tính. Đây là kiểu quản lý yếu thế, ít hiệu quả nhất.

- Nhà quản lý dùng quyền lực cá nhân: là nhà quản lý vượt lên nhu cầu được nhân viên u mến, khơng tìm kiếm quyền lực cho mình, thường thực hiện lãnh đạo dân chủ và họ thường xây dựng lãnh địa cho riêng mình mà ít quan tâm đến tính tập thể, nên dễ xảy ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà lãnh đạo trong tổ chức.

- Nhà quản lý vì tổ chức: Những nhà quản lý hiệu quả nhất có nhiều nét tương đồng với nhà quản lý sử dụng quyền lực cá nhân song chưa đủ để đảm bảo hiệu quả. Để lãnh đạo hiệu quả họ phải sử dụng quyền lực vì tổ chức, phục vụ tổ chức chứ không phải để phục vụ mục tiêu cá nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị học: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)