khốn khổ, để cho chúng ta có thể tồn tại nói chung, để chúng ta có thể bảo đảm các quyền con người, cơng việc và bánh mì cho mỗi cơng dân, chính quyền tự trị cho dân tộc, độc lập cho đất nước, chúng ta cần phải thoả thuận về các điều kiện của quá độ hồ bình sang chế độ dân chủ. Những ai có mắt để nhìn, có lí trí để phán xét, người đó phải nhận ra rằng, khơng chỉ tương lai là của dân chủ, mà hiện tại cũng là của nó rồi.
Các nhiệm vụ của ba cuộc cách mạng Hungary chưa hoàn tất bây giờ phải được chúng ta hồn thành bằng con đường hồ bình. Ngày 16-6 dân tộc chúng ta tưởng nhớ đến một thử nghiệm hào hùng cuối cùng như vậy. Cuộc cách mạng 1956 bị quân đội soviet đánh bại, các uỷ ban dân tộc của chúng ta, các uỷ ban công nhân của chúng ta, các đảng vừa được phục hồi của chúng ta đã bị phản động trong nước giải tán. Sự khủng bố và báo thù tiếp theo sau đó có mức độ chưa từng có trong lịch sử cận đại của chúng ta.
Sau đó người ta cho nhân dân đã bị làm cho hoảng sợ, đã bị mất hết hi vọng vài mẩu vụn như của bố thí. Trong lĩnh vực tư nhân người ta công nhận quyền tự do nhất định và cho phép một cách hào phóng, rằng người dân bằng cách tự bóc lột mình hãy tạo ra các điều kiện có thể chịu đựng được cho chính mình. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy sự hạnh phúc của riêng mình với tư cách thần dân lệ thuộc, chúng ta khơng thể tham gia, nói xen vào việc hình thành số phận chung của chúng ta với tư cách cơng dân có trách nhiệm. Việc điều hành đất nước là của quyền lực tối thượng tồn năng. Một nhóm quyền lực elit hẹp giải quyết các công việc chung của chúng ta như việc riêng.
Kết quả ai cũng biết: nền kinh tế khơng có khả năng cạnh tranh, xã hội khơng có khả năng hoạt động, sự bần cùng hàng loạt, đạo đức suy đồi. Khủng hoảng là khủng hoảng của hệ thống, chấm dứt nó bên trong cơ cấu quyền lực hiện tại là không thể.
Sau ba mươi năm tê liệt cuối cùng xã hội chúng ta đã lên tiếng. Sự xuất hiện của các tổ chức độc lập và các cuộc vận động tầm cỡ lớn báo hiệu rằng, xã hội muốn nắm lấy số phận của mình. Thúc đẩy việc này không chỉ là trách nhiệm đạo đức của chúng ta, mà là lợi ích chung của tất cả chúng ta, thậm chí ngày nay, nhiều người tin rằng, là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của dân tộc. Hình thức đã được thử, đáng tin cậy để thể hiện liên tục ý chí của nhân dân là nền dân chủ đại diện. Phương pháp để tạo ra nó là bầu cử tự do.
MỘT NĂM HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HUNGARY 34 34
Chúng tôi tin tưởng rằng, bầu cử tự do khơng chỉ có thể dẫn đến sự đổi mới quan trọng của đời sống xã hội và hoạt động chính trị, mà tầm quan trọng tạo thành số phận của nó là có thể trong lịch sử của dân tộc chúng ta. Phải nghi nhận rằng, chỉ có thể tổ chức các cuộc bầu cử tự do trong một xã hội đã được giải phóng khỏi những nỗi sợ hãi và sự hồi nghi. Để xố tan sợ hãi và hồi nghi cần thời gian.
Việc mai táng các liệt sĩ cách mạng và sự khởi động các cuộc đàm phán này có thể là khởi đầu của sự hồ giải dân tộc, nhưng chỉ có sự mai táng hệ thống quyền lực độc tài mới có thể mang lại sự hồ giải dân tộc thực sự. Mà việc này chỉ có thể xảy ra bằng con đường phi chính trị hố các tổ chức vũ lực và bầu cử tự do.
Vì thế chúng tơi muốn đi vào các cuộc đàm phán với những người chủ của quyền lực trên cơ sở các nguyên tắc sau. Cơ sở của quyền lực là nguyên lí dân quyền. Quyền tối cao không một lực lượng chính trị duy nhất nào có thể chiếm làm của riêng, và không thể tuyên bố mình là người được uỷ thác của ý chí nhân dân. Ý chí nhân dân phải được thể hiện trong các cuộc bầu cử tự do, có kết quả cơng khai, mà không thể loại trừ bất cứ đảng và tổ chức chính trị nào chấp nhận các nguyên lí dân chủ và từ chối sử dụng các cơng cụ bạo lực. Cho đến khi ý chí chính trị của xã hội chưa được thể hiện bằng bầu các đại biểu quốc hội, trước lúc đó đừng nên có các cuộc bầu cử có tầm quan trọng tồn quốc, thí dụ như bầu tổng thống, hay bầu chính quyền địa phương. Quyền lực bắt buộc phải công nhận kết quả của các cuộc bầu cử tự do, và sau đó khơng được dùng bất cứ công cụ nào để mưu toan giả mạo [kết quả]. Một phe đối lập mạnh ở quốc hội là định chế cơ bản của mọi nền dân chủ hoạt động, làm đối trọng với hoạt động của chính phủ. Khơng đảng hay tổ chức chính trị duy nhất nào có thể có đội vũ trang riêng của mình. Các đảng và các tổ chức chính trị khơng thể tạo ảnh hưởng thông qua các thành viên của mình lên hoạt động của các tổ chức vũ trang. Để giải quyết các xung đột chính trị khơng được sử dụng các lực lượng vũ trang vì bất cứ cớ gì. Cũng chỉ ở mức ngăn chặn bạo lực mới được phép đương đầu một cách hợp hiến chống lại bạo lực. Từ bỏ bạo lực là không đủ, phải loại trừ khả năng bạo lực. Phải giải tán lực lượng tự vệ công nhân, phải đưa cảnh sát chính trị vào các giới hạn, phải đưa cơng an gìn giữa trật tự cơng