Trong phiên họp thứ hai của ban II/6 các bên đã thống nhất về quyền tự do cạnh tranh và kinh doanh, và thống nhất rằng kinh doanh và cạnh tranh là lợi ích chung. Đã có sự thống nhất về các nguyên tắc cơ bản của tính trung lập cạnh tranh và quy chế cạnh tranh.
24/8/1989
Trong buổi thảo luận ba bên để chuẩn bị cho cuộc họp uỷ ban chính trị của các cuộc đàm phán Bàn tròn Dân tộc các bên đã đồng ý về tính cơng khai và chương trình nghị sự của phiên họp.
Các đại diện của các tổ chức Bàn tròn Đối lập tiếp tục các cuộc thảo luận trù bị đã bắt đầu từ hôm qua của họ. Trong kiến nghị kế hoạch cả gói của Diễn đàn Dân chủ cuộc họp đã thảo luận hệ thống bầu cử, phi chính trị các lực lượng vũ trang, các cơ sở đảng ở nơi làm việc, tài trợ cho các đảng, và tự vệ công nhân.
Trong cuộc họp Bàn trịn Đối lập đã có các báo cáo về những thoả thuận đã đạt được và các vấn đề đợi giải quyết ở các ban I/4, I/6, I/3 và I/2. Diễn đàn Dân chủ vì việc thảo luận từng chủ đề riêng một đã rút lại kiến nghị cả gói của mình. Trong thảo luận hệ thống bầu cử những người tham dự đã bỏ phiếu đa số ủng hộ danh sách theo tỉnh. Bàn tròn Đối lập đã quyết định rằng đàm phán hiệp thương chính trị cần cơng khai hồn tồn, và về việc này có thơng báo bằng thư trước cho các bên còn lại.
Trong cuộc họp của uỷ ban hiệp thương chính trị cấp trung của các cuộc đàm phán Bàn trịn Dân tộc đã có các báo cáo về cơng việc đến nay của sáu ban. Trong đàm phán chi tiết đã thảo luận các kiến nghị của các chuyên viên các ban I/4, I/6 và I/5. Đã có sự đồng thuận về sửa đổi luật tố tụng hình sự và bộ luật hình sự. Đã thoả thuận về cách hiểu khái niệm quá độ chính trị; đã chấp nhận tuyên bố chung về những người tham dự các cuộc đàm phán hiệp thương chính trị sẽ khơng thể bị bất cứ bất lợi nào vì các hành động của họ; đã thống nhất rằng vì các quan điểm chính trị hay thái độ chính trị khơng ai được hưởng lợi hay bị thiệt hại tại nơi làm việc. Về tính cơng khai của các cuộc đàm phán đã có sự thống nhất rằng Đài Truyền hình Hungary MTV có chương trình hàng tuần về các cuộc đàm phán, các cuộc họp uỷ ban cấp trung sẽ được mở cho đại diện báo giới.
MỘT NĂM HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HUNGARY 136 136
Cuộc họp ban II/2 đã thảo luận phạm vi hoạt động có thể của chính sách xã hội cho các năm tiếp theo.
25/8/1989
Cuộc họp của uỷ ban hiệp thương chính trị cấp trung đã tiếp tục thảo luận chi tiết các vấn đề do ban I/3 nêu ra. Đã có thoả thuận rằng trong bầu cử cùng một người có thể ứng cử trong một khu vực bầu cử cá nhân, trên một hay hai danh sách địa phương và cả trên danh sách toàn quốc nữa; ứng cử cá nhân cần thu thập được số cần thiết các phiếu đề nghị; về các vấn đề bầu cử Toà án Tối cao là người có thẩm quyền phán xét. Các bên phối hợp lập trường của mình về địa điểm khả dĩ của việc thu thập phiếu đề nghị, cũng như về cả cách kiểm tra việc bầu ngoài khu vực định cư. Đã thống nhất về hệ thống bầu cử hỗn hợp; theo đồng thuận sẽ bầu 150 đại biểu tại các khu vực bầu cử cá nhân, bầu 150 đại biểu theo danh sách vùng lãnh thổ; 50 đại biểu sẽ được phân chia trên cơ sở phần lẻ của số phiếu bầu.
28/8/1989
Trong cuộc họp ban I/3 các chuyên viên thảo luận về phân chia các khu vực bầu cử, về lập các danh sách tỉnh, cũng như các điều kiện lập danh sách ứng viên cá nhân. Đã thoả thuận về danh sách bù và các địa điểm thu thập đề nghị.
Trong phiên họp ban điều phối chính trị cấp trung sau khi phối hợp chuyên viên tiếp tục tranh luận các vấn đề bỏ ngỏ của ban I/3. Các bên chấp thuận rằng ở các khu vực bầu cử cá nhân cần thu thập được 750 đề nghị để được ứng cử; đã thoả thuận các điều kiện lập danh sách vùng lãnh thổ và danh sách toàn quốc, cũng như cần ngưỡng 4 phần trăm để có thể thắng cử. Chấp thuận kiến nghị của Đảng CNXHCN đã có quyết định rằng nếu vịng đầu khơng ứng viên nào đạt được đa số phiếu, vịng hai những người có thể đi tiếp là những người trong vịng một đạt ít nhất được 15 phần trăm số phiếu, nhưng trong mọi trường hợp ba người đạt nhiều phiếu nhất.
Trong các chủ đề của ban I/2 đã có sự thống nhất rằng các thẩm phán, các thẩm phán toà án hiến pháp không thể là đảng viên của bất cứ đảng nào; các kiểm sát viên và những người trong lĩnh vực có thẩm quyền phán xét vi phạm luật, người mà trong phạm vi cơng tác độc lập có thể ra lệnh rút mất quyền tự do [của người được