21/6/1989
Ba bên hội đàm ký thoả ước chung về các nhóm đề tài, các cấp đàm phán, các uỷ ban công tác cũng như những quan sát viên của các Hội nghị bàn tròn Dân tộc. Các bên xác định sáu đề tài trong mỗi nhóm của hai nhóm chủ đề đàm phán thực chất. Theo thoả thuận có ba cấp đàm phán: hội nghị tồn thể thường có chức năng tun bố, chính trị; cấp trung là các uỷ ban cơng tác về chính trị, kinh tế và xã hội phù hợp với hai nhóm chủ đề; cấp thứ ba là cấp chuyên viên tương ứng với từng chủ điểm của sáu uỷ ban công tác cho mỗi nhóm chủ đề. Trong phiên họp tồn thể của đàm phán Bàn trịn Dân tộc chủ toạ Szűrưs Mátyás giới thiệu nội dung thoả ước. Pozsgay Imre đại diện của Đảng CNXHCN tuyên bố: kiến nghị chính phủ khơng đệ trình lên kì họp quốc hội bắt đầu vào ngày 27-7 các dự luật mà phe đối lập tranh cãi; về các đạo luật cốt yếu cần phải đạt thoả thuận sơ bộ ở bàn đàm phán. Szabad György, người phát ngơn của Bàn trịn Đối lập và Kukorelli István, đại diện của Bên Thứ Ba tóm lược lại các lập trường của họ về các chủ đề của đàm phán hiệp thương chính trị.
Trong những tuyên bố liên quan đến các nhiệm vụ chiến lược để khắc phục khủng hoảng kinh tế và xã hội Iványi Pál nhấn mạnh rằng, Đảng CNXHCN coi việc tạo ra nền kinh tế thị trường sở hữu hỗn hợp là mục đích của mình, để làm việc đó cần đến sự thay đổi mơ hình kinh tế. Pető Iván nhấn mạnh rằng Bàn tròn Đối lập ban đầu chỉ muốn đàm phán về các điều kiện chính trị của chuyển đổi hồ bình, nhưng chấp nhận sự cần thiết của các cuộc đàm phán kinh tế, bởi vì Bàn trịn Đối lập coi là nghĩa vụ của mình để ngăn cản việc thông qua các đạo luật phù hợp với lợi ích của các nhóm hẹp, quyết định cả đến tương lai sau bàu cử. Lập trường của Bàn tròn Đối lập là các cuộc đàm phán kinh tế có thể kéo dài thì cũng khơng thể ngăn cản các thoả ước chính trị. Sándor László, phát ngôn viên của Bên Thứ Ba coi việc các vấn đề kinh tế và xã hội phải có vai trị xứng đáng trong các chủ đề đàm phán là có tầm quan trọng nổi bật.
23-24/6/1989
BCH TƯ Đảng CNXHCN lập ra Chủ tịch đoàn của Đảng và Uỷ ban Thường vụ Chính trị; triệu tập Đại hội Đảng vào ngày
MỘT NĂM HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HUNGARY 116 116
7/10/1989; và quyết định Pozsgay Imre sẽ là ứng viên Tổng thống của Đảng, nếu như Quốc hội chấp nhận định chế tổng thống.
26/6/1989
Tại cuộc họp đầu tiên cấp trung của Uỷ ban hiệp thương chính trị của Hội nghị bàn trịn Dân tộc đồn đại biểu Đảng CNXHCN yêu cầu hai bên cịn lại đồng ý cho trình Quốc hội việc sửa đổi một số điểm trong Bộ luật hình sự. Bên thứ ba chấp nhận kiến nghị. Bàn tròn Đối lập đồng ý thảo luận ở quốc hội những sửa đổi luật liên quan đến việc trốn lao động gây nguy hiểm cho xã hội và từ chối nghĩa vụ quân sự, sao cho những người bị kết tội không những được miễn thi hành trừng phạt, mà phải được miễn mọi hậu quả luật hình. Phe đối lập cho rằng các chuyên gia cần phải thảo luận về những sửa đổi liên quan đến các hành động phạm tội chống đối nhà nước.
Cuộc họp Bàn tròn Đối lập thảo luận về các vấn đề thành lập các đoàn đại biểu đối lập tham gia vào các uỷ ban công tác của đàm phán ba bên.
27/6/ 1989
Tại phiên họp quốc hội Chủ tịch Quốc hội Szűrös Mátyás đọc thư của thủ tướng Németh Miklós, trong đó cho biết chính phủ rút lại các dự luật mà chủ đề của chúng liên quan đến các cuộc đàm phán ba bên. Pozsgay Imre yêu cầu các đại biểu quốc hội ủng hộ vì sự thoả thuận chung của dân tộc.
Cuộc họp quốc hội vì có một đề xuất của đại biểu đã quyết định rằng chính phủ hãy đệ trình dự luật về thiết lập định chế tổng thống nước cộng hoà ra Quốc hội cho đến đầu tháng mười
Mark Palmer đại sứ Mỹ tại Budapest tới thăm phe Đối lập lần thứ hai. Trả lời cho các câu hỏi của đại sứ quán đã gửi trước, các đại diện của các tổ chức Bàn trịn Đối lập thơng báo với đại sứ về những phác hoạ kinh tế của họ.
28/6/1989
Các uỷ ban cơng tác chính trị của Bàn trịn Đối lập được hình thành với 2 đại biểu cho mỗi tổ chức thành viên. Các uỷ ban này chỉ định các đoàn đại biểu, mỗi đoàn gồm 5 đại biểu chính thức và các đại biểu dự bị tham gia các cuộc họp của các uỷ ban chuyên