viên (cấp thấp). Sau đó những người tham dự cuộc họp Bàn trịn Đối lập đã thảo luận và thông qua cấu tạo của sáu uỷ ban đàm phán. Bàn tròn Đối lập quyết định rằng, ba vấn đề quyết định và được các tổ chức tranh luận sẽ do cuộc họp của Bàn tròn Đối lập xác định lập trường đại diện, đồng thời khẩn cấp thảo luận các vấn đề này. Ba đề tài này là: định chế tổng thống, hệ thống bầu cử và thời điểm bầu cử.
29/6/1989
Tại cuộc họp đầu tiên của uỷ ban cấp trung về kinh tế xã hội của Bàn tròn Dân tộc, đã diễn ra các vấn đề mang tính kĩ thuật về số người trong các uỷ ban, số các uỷ ban, lề lối hoạt động, nhu cầu thơng tin cần thiết cho đàm phán, tính cơng khai của các cuộc đàm phán. Các bên thống nhất thành lập sáu uỷ ban công tác về kinh tế và trong vòng hai tuần sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận cấp chuyên viên.
Theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Horn Gyula các đảng trong Bàn tròn Đối lập tham gia buổi tham khảo về chính sách ngoại giao tại Bộ Ngoại Giao.
30/6/1989
Ban cơng tác I/1 có trách nhiệm về các điều khoản nóng hổi của sửa đổi hiến pháp, về các vấn đề định chế tổng thống và Toà án Hiến pháp. Tại cuộc họp đầu tiên của ban công tác I/1 các bên đã thống nhất về các vấn đề về thể lệ trình tự và về nội dung.
Ban công tác I/2 chịu trách nhiệm về quy định pháp lí cho hoạt động của các đảng chính trị. Tại cuộc họp đầu tiên của ban cơng tác I/2, Bàn tròn Đối lập và Bên thứ ba nêu vấn đề rằng họ coi việc hiểu biết về cân đối tài sản của các tổ chức tham gia đàm phán, cũng như về nêu chi tiết các khoản chi ngân sách nhà nước cho các tổ chức xã hội và chính trị là cần thiết cho đàm phán liên quan đến luật về đảng. Đảng CNXHCN ủng hộ đòi hỏi này.
Ban cơng tác I/4 chịu trách nhiệm về luật hình sự và các nguyên tắc sửa đổi luật hình sự. Tại cuộc họp đầu tiên của ban công tác I/4 các bên thống nhất rằng cần phải xét lại các quy tắc pháp lí xử phạt vật chất và thủ tục pháp lí hình sự gắn liền với chuyển đổi chính trị dân chủ.
MỘT NĂM HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HUNGARY 118 118
Tại phiên họp đầu tiên của ban công tác I/5 chịu trách nhiệm về ngôn luận và các vấn đề thông tin, luật thông tin các bên đã thảo luận về chủ đề đàm phán của uỷ ban.
Tại cuộc họp đầu tiên của ban công tác I/6 phụ trách việc tạo ra những bảo đảm pháp lí loại trừ các giải pháp bạo lực, Bàn tròn Đối lập đưa ra đề nghị về các chủ đề đàm phán. Đại diện của Đảng CNXHCN cho rằng việc làm rõ khái niệm về chuyển đổi chính trị và các giải pháp bạo lực là cần thiết cho các cuộc đàm phán thực chất.
3/7/1989
Trong cuộc họp đầu tiên của ban cơng tác I/3, ban có nhiện vụ thảo luận các vấn đề liên quan đến luật bầu cử và các vấn đề bầu cử, các bên đã thoả thuận đưa ra ba chủ đề chính: các vấn đề liên quan đến hệ thống bầu cử, đến hạ tầng và quy tắc đạo đức của các cuộc bầu cử, thời điểm bầu cử, cũng như về bầu các thể chế nào.
5/7/1989
Trong cuộc họp của ban I/2 các bên thoả thuận rằng, nên đưa các quy tắc liên quan đến việc thành lập các đảng và giám sát hiến pháp hoạt động của các đảng vào các quy định của hiến pháp và của luật quyền lập hội. Họ đã bàn về các điều kiện lập đảng, cũng như xác định các điều kiện loại trừ đảng viên, cán bộ đảng. Họ đã thoả thuận rằng, các đảng không được hoạt động ở nơi làm việc, việc này tuy vậy không đồng nhất với việc cấm sự tổ chức của những người lao động ở nơi làm việc.
Trong cuộc họp của ban I/3 ba đoàn đại biểu đã bắt đầu thảo luận dự luật bầu cử.
Trong cuộc họp của ban I/6 các bên đã thoả thuận về cách hiểu giai đoạn quá độ là gì, về quyền được bảo vệ của những người tham gia đàm phán chính trị, về tạm ngừng một số biện pháp cưỡng bức của cơ quan cảnh sát, cũng như cấm trả đũa ở nơi làm việc. Họ kiến nghị thiết lập định chế người lên tiếng bảo vệ quyền cơng dân (ombudsman) cho thời kì q độ.
6/7/1989
Vì các vấn đề nội bộ của Đảng Xã hội Dân chủ Hungary, hội nghị Bàn tròn Đối lập quyết định: yêu cầu các đại biểu của đảng đó