nghị khởi thảo hệ thống bầu cử mới. Chúng tôi đề nghị, theo đó dự luật sẽ được thảo, một mặt bảo đảm rằng, tất cả cử tri có thể cân nhắc thận trọng, sau đó có thể quyết định một cách tự do và bí mật rằng, ai, hay theo xu hướng nào họ muốn đại diện cho các quyền lợi của mình, ý chí chính trị của mình. Mặt khác chăm lo cho hệ thống bầu cử mới, dựa trên sự thoả thuận để cho tất cả các đảng và tổ chức chính trị chấp nhận tính bất khả xâm phạm của các nguyên tắc dân chủ đại diện, và đồng thời khước từ ảnh hưởng bạo lực, hay gian dối của các cuộc bầu cử, có thể đưa ra các ứng viên của mình với các điều kiện dân chủ giống nhau và đấu tranh để họ được bầu với các công cụ hợp pháp và với các điều kiện dân chủ. Kiến nghị hãy chăm lo đến việc tiến hành bầu cử, đến việc kiểm phiếu, đến trình tự dân chủ và tính trong sạch của việc công bố kết quả.
Các cuộc bầu cử tự do cũng giả thiết sự cần thiết mà Szűrös Mátyás đã nêu ra là cần sửa đổi hiến pháp hiện hành. Trong số đó chúng tơi cho rằng không thể tránh khỏi là, theo tinh thần các quy định của một dự luật sẽ được thảo trong khuôn khổ các cuộc đàm phán bắt đầu bây giờ, điều khoản xác định độc quyền lãnh đạo của một đảng trong hiến pháp hiện hành được thay bằng việc luật hoá hoạt động của hệ thống nhiều đảng.
Ở đây chúng tôi nhấn mạnh rằng, chúng tôi hi vọng quốc hội mới do kết quả của các cuộc bầu cử tự do sẽ họp và lập ra các luật quy định về việc thành lập định chế tổng thống nước cộng hoà và thành lập Toà án Hiến pháp. Điều này tuy vậy hồn tồn khơng có nghĩa rằng, trong các cuộc đàm phán giữa các đảng bây giờ, chúng tôi không sẵn sàng thảo ra các nguyên tắc chung, mà chúng – không tạo ra các sự việc đã rồi – trong lĩnh vực này cũng sẽ thúc đẩy công việc lập pháp của Quốc hội sẽ được bầu ra.
Điểm thứ ba chúng tôi thấy cần nêu ra là, cùng đi với việc lại đưa hệ thống đa đảng vào luật sẽ là việc điều chỉnh theo luật về việc thành lập các đảng, về các điều kiện chính trị, pháp lí và vật chất cho sự hoạt động của chúng theo cách sao cho các tổ chức liên quan đó được hưởng những khả năng mà dự luật đó bảo đảm, mà khơng bị phá rối, ít nhất ba tháng trước các cuộc bầu cử tự do sẽ được tổ chức.
Điều kiện và bảo đảm để cho tất cả công dân của chúng ta, hay mọi tổ chức chính trị hoạt động hợp pháp, có thể tự do dùng các quyền của mình cho đến các cuộc bầu cử và trong các cuộc bầu cử
MỘT NĂM HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HUNGARY 50 50
là, phải có cải cách phù hợp, tức là phù hợp với việc mở rộng các quyền chính trị, của Bộ Luật Hình sự và luật tố tụng hình sự, cần phải đề cập đến việc chấm dứt cái gọi là các biện pháp cưỡng bách cảnh sát và xét lại pháp chế hiện hành về xử phạt vi phạm luật.
Chúng tôi cho là không thể thiếu việc làm luật tuyên truyền và thơng tin mới, cũng vì mục đích rằng các cử tri đừng bầu một cách mù quáng, mà ngay cả với các mưu đồ ảnh hưởng mị dân cũng có mức độ bảo vệ khả dĩ nào đó để có thể bỏ phiếu cho các đại biểu thực sự đại diện cho các lợi ích được nhận ra. Như vậy có lí là, cần một dự luật nữa, khi lại điều chỉnh việc sử dụng tồn bộ các cơng cụ nhào nặn tư duy chú ý đến những đòi hỏi của dân chủ, tự do và đạo đức, phải lo đến việc mọi tổ chức tham gia trong các cuộc bầu cử có thể sử dụng theo cách và mức độ thận trọng, nhưng đừng để ai trong số chúng có thể lạm dụng các khả năng do tuyên truyền, báo chí, radio và TV có thể mang lại. Chúng tơi nhấn mạnh ở đây, rằng với thời gian chúng tôi cho là cần mở rộng sự bảo vệ hơn nữa các quyền cá nhân đối với các hệ thống thông tin hiện đại.
Cuối cùng, nhưng không phải ở hàng cuối cùng, để bảo đảm cho sự tự do và dân chủ của các cuộc bầu cử chúng tôi cho rằng không thể thiếu việc lập ra các luật loại trừ ngay cả khả năng sử dụng bạo lực khỏi đời sống xã hội. Chúng tôi thấy những bảo đảm cho điều này trong việc xác định chính xác phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền của mọi tổ chức vũ trang, đặc biệt của tổ chức an ninh quốc gia, về thiết lập hệ thống kiểm tra hợp hiến khơng có lỗ hổng đối với hoạt động của chúng và về sự trung lập hố hoạt động chính trị đảng ở mọi lực lượng vũ trang. Chúng tơi thấy có lí do chính đáng để đạt thoả thuận giải thể lực lượng tự vệ công nhân và các đội vũ trang phụ khác. Cần xét lại và cần thì phải sửa đổi quyền mang vũ khí, các quy chế phục vụ của các tổ chức vũ trang và hình luật quân sự.
Tất cả những thứ này chúng tơi cho rằng cần được hình thành và cần được chuyển cho các uỷ ban theo tinh thần điểm 2. và điểm 3. của phần hai thoả thuận sơ bộ kí ngày 9/6/1989. Chúng tơi cho là thích hợp, nếu để thực hiện các nhiệm vụ sẽ được đặt ra phù hợp với những điều trên và trình tự cơng việc của chúng – phù hợp với những điều mà chủ tịch của chúng ta đã nói – do bản thân các ban công tác tự xây dựng, cũng chú ý đến điểm sau của thoả thuận được nhắc tới, theo đó mỗi uỷ ban cơng tác – kéo các chuyên gia tham gia vào – có thể lập ra các tiểu ban.