các hình thức sở hữu và tầm quan trọng lập hiến của các vấn đề do các ban kinh tế đã thảo luận.
Cuộc họp ban I/3 tiếp tục thảo luận từng điều của dự luật bầu cử.
17/7/1989
Cuộc họp của Bàn trịn Đối lập thảo luận các vấn đề tính cơng khai của các cuộc đàm phán, và lập ban báo chí của Bàn trịn Đối lập. Tiếp tục tranh luận về hệ thống bầu cử. Bàn tròn Đối lập gửi thư ngỏ đến thủ tướng về các cuộc đàm phán cấp chuyên viên Hung-Tiệp về đập thuỷ điện bős-nagymaros.
Cuộc họp ban I/1 thảo luận về các điều 13-18 của hiến pháp (quyền thừa kế, điều về lao động, hơn nhân và gia đình, bảo vệ quyền lợi của thanh niên, giúp đỡ những người khốn khó, hỗ trợ khoa học và nghệ thuật), sau đó đến các vấn đề điều chỉnh hiến pháp của tổ chức nhà nước. Đảng CNXHCN cho rằng cần một nguyên thủ quốc gia do dân trực tiếp bầu và như thế có tính chính đáng chính trị mạnh để bảo đảm cho tính liên tục của quyền lực nhà nước trong thời kì quá độ. Lập trường của Bàn trịn Đối lập là chỉ có Quốc hội được bầu một cách tự do mới có quyền quyết định về định chế tổng thống. Trong thời kì quá độ (cho đến thời điểm Quốc hội mới thông qua hiến pháp có nêu việc thiết lập định chế này) Bên Thứ Ba ủng hộ việc thiết lập định chế nguyên thủ quốc gia, bằng bầu cử trực tiếp và có các quyền gắn với thời kì quá độ.
Cuộc họp ban I/2 tiếp tục đàm phán nhiều vấn đề trong đó có hiệu lực của luật đảng, và về các điều kiện loại trừ tư cách đảng viên. Các bên thống nhất rằng, ở nơi làm việc (nơi phục vụ, trường học) đảng không được lập tổ chức và không được cho tổ chức đảng hoạt động. Theo kiến nghị của Đảng CNXHCN họ đã gắn thêm giải thích sau vào hành văn chuẩn này: Cấm các tổ chức của các đảng cài vào cơ cấu tổ chức của nơi làm việc, cấm mọi hoạt động của các đảng ở nơi làm việc, cấm trở thành các phần của các quyết định, nhưng không cấm người lao động tham gia vào một tổ chức ở nơi làm việc ngoài giờ làm việc.
Ban II/1 phụ trách các vấn đề chiến lược giải quyết khủng hoảng kinh tế tiến hành phiên họp đầu tiên. Các bên thống nhất rằng cần thảo luận các vấn đề sau: đánh giá chính sách kinh tế của các năm vừa qua, phân tích tình hình; tình hình nợ nần, xử lí nợ và các nhiệm vụ kinh tế đối ngoại; các vấn đề tăng trưởng kinh tế và tái cơ
MỘT NĂM HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HUNGARY 122 122
cấu và chính sách cơng ăn việc làm; các ngun nhân lạm phát, các cơng cụ chính sách kinh tế chống lạm phát. Bàn tròn Đối lập và Bên Thứ Ba nêu các nhu cầu thơng tin của họ với đồn đại biểu Đảng CNXHCN.
18/7/1989
Trong cuộc họp của ban I/3 các chuyên gia thảo luận về việc thu thập kiến nghị đề cử của của các ứng viên đại biểu quốc hội, về chiến dịch tranh cử, về thủ tục chứng minh trong khi đi bầu, về khiếu nại, và cơ cấu của các tổ chức bầu cử.
Ban I/5 thảo luận về dự luật báo chí, cũng như các phần liên quan đến nêu ý kiến và quyền tự do ngôn luận của sửa đổi hiến pháp. Các đại biểu của Bàn tròn Đối lập đề xuất bằng tài liệu đã chuẩn bị trước của họ cho buổi họp về thiết lập uỷ ban lâm thời nhằm bảo đảm tính vơ tư của các tổ chức truyền thông đại chúng. Ban công tác chuyển cho tiểu ban công tác thảo luận kiến nghị này.
Ban công tác II/2 chịu trách nhiệm về các sáng kiến xã hội để giải quyết khủng hoảng kinh tế và các phương thức giải quyết đã họp phiên đầu tiên.
19/7/1989
Trong cuộc họp ban I/1 Đảng CNXHCN đưa ra các lí lẽ ủng hộ việc thiết lập Toà án Hiến pháp. Lập trường của Bàn tròn Đối lập là việc này chỉ có thể hình dung được cùng với hiến pháp mới do Quốc hội mới thông qua. Bên Thứ Ba cũng không đồng ý.
Trong ban I/2 các bên trình bày quan điểm của mình về địi hỏi thanh lí tài sản do Bàn trịn Đối lập đưa ra. Đại diện của Bên Thứ Ba khẳng định, Hội đồng Cơng đồn Tồn Quốc với tư cách tổ chức bảo vệ quyền lợi của những người lao động, không muốn công bố bất cứ dữ liệu nào. Đảng CNXHCN và Bên Thứ Ba cũng tranh luận về năng lực ra quyết định của uỷ ban công tác trong các vấn đề phân chia tài sản của các tổ chức chính trị và cơng đồn.
Các chuyên gia của ban I/4 thảo luận về việc tổ chức chống chế độ hợp hiến và việc chiếm quyền lực bất hợp pháp. Họ chuyển cho ban I/1, trong đó họ yêu cầu rằng hãy đưa vào các kiến nghị sửa đổi hiến pháp: hành động của bất cứ tổ chức nào của nhà nước, hay của bất cứ tổ chức nào của xã hội hay của bất cứ thành viên nào cũng