8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục
TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG MỚI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới
3.1.1. Ngun tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp tổ chức quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của cấp học và mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS. Các biện pháp đề xuất phải có nội dung triển khai thực hiện, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp phải hướng tới thực hiện các mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS.
3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện, hệ thống
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động của hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thông qua cấp quản lý cao nhất là Hiệu trưởng và cấp trung gian là các Tổ trưởng bộ môn. Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động tổ chun mơn như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS. Sự đồng bộ trong biện pháp chỉ đạo cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên
tham gia vào quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình chỉ đạo, tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa với thực tiễn chỉ đạo hoạt động của Hiệu trưởng các trường THCS. Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường, của địa phương. Biện pháp đề xuất phải khắc phục các mặt chưa làm được còn hạn chế hiện nay trong các khâu chỉ đạo, quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS của các nhà quản lý.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Biện pháp đưa ra cần thể hiện tính hiệu quả đối với tham gia bồi dưỡng: nâng cao hiểu biết, kiến thức, kĩ năng thực hiện chương trình giáo dục THCS theo định hướng đổi mới.
Hiệu quả thực tiễn: Giáo viên khi tham gia hoạt động vận dụng và phát huy được những kiến thức, kỹ năng đã được học trong đổi mới giáo THCS học ở nhà trường, rèn luyện các phẩm chất đạo đức và kỹ năng giảng dạy thích ứng với những điều kiện thay đổi của xã hội hiện nay.
Hiệu quả sử dụng nguồn lực, thời gian: Đảm bảo cân đối chi phí bỏ ra với kết quả thu được cho mỗi cá nhân giáo viên tham gia bồi dưỡng và cho công tác giáo dục và thực thi nhiệm vụ chính trị địa phương, khơng gây lãng phí nguồn lực, thu hút được cao nhất số lượng giáo viên tham gia và số đơng các lực lượng đóng góp cho hoạt động bồi dưỡng giáo dục cho giáo viên.
Hiệu quả lâu dài: Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương,
xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả nền giáo dục quốc gia.