Xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 76 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo

2.3.1. Xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở

THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

Để đánh giá công tác xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới tác giả sử dụng câu hỏi tại phụ lục 1,2. Cụ thể:

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

Nội dung Kém Yếu TB Khá Tốt

Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc

Xây dựng ban lãnh đạo, các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch BD giáo viên

2 10 15 26 92 145 4,35 1

Phân công trách nhiệm cho từng thành viên tham gia quản lý hoạt động BD giáo viên

18 25 30 36 36 145 3,32 7

Ban hành qui định thực hiện kế hoạch

BD giáo viên THPT 15 20 25 28 57 145 3,63 5

Huy động nguồn lực cho hoạt động

BD giáo viên 10 20 26 27 62 145 3,77 4

Ban hành hướng dẫn thực hiện các

hoạt động BD 16 18 27 36 48 145 3,57 6

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa quản lý hoạt động BD giáo viên và các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin)

2 12 21 25 85 145 4,23 2

Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho

việc thực hiện kế hoạch BD 6 10 26 25 78 145 4,1 3

Nhìn vào bảng số liệu 2.9 cho thấy, đánh giá công tác xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thơng mới đạt mức khá, điểm trung bình đạt 3,92 điểm. Tuy nhiên mỗi nội dung khác nhau được đánh giá các mức khác nhau:

Qua bảng số liệu cho thấy công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng được là tốt ở nội dung “Xây dựng ban lãnh đạo, các tổ chức cá nhân tham gia thực

hiện kế hoạch BD giáo viên” (đạt 4,35 điểm); “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa quản lý hoạt động BD giáo viên và các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin)” (đạt 4,23 điểm). Hàng năm CBQL của các trường THCS tại thị xã

Từ Sơn phải nhận nhiệm vụ từ Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT để thực hiện kế hoạch BD. Một kế hoạch tốt phải đáp ứng từ cấp cơ sở, tổ trưởng Bộ môn sẽ lập danh sách GV tham gia BD, trình lãnh đạo nhà trường và từ đó trường tập hợp gửi lên Phịng GD&ĐT thị xã. Tại bộ mơn, có áp dụng các chỉ tiêu về mục tiêu BD, chủ đề, hình thức BD để lựa chọn đan xen giữa các GV trong các đợt của năm, điều này vừa làm cho bộ môn, trường đạt được mục tiêu số lượng, đồng thời đảm bảo cơ cấu về tuổi, giới, trình độ khi tham gia BD. Để làm tốt công tác kế hoạch nhà trường xây dựng phương án các lực lượng tham gia như quy mơ GV tham gia, bố trí kinh phí BD, cơ sở vật chất,...

Kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết CBQL và GV đều đánh giá hoạt động lập kế hoạch của hiệu trưởng các trường THPT đạt ở mức khá, thể hiện từ mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng của Bộ, Sở và việc lập kế hoạch BDGV tại trường có định hướng theo từng giai đoạn ngắn hạn, dài hạn, đặc biệt đối với việc lập kế hoạch BD theo các chuyên đề môn học và “Phân công trách nhiệm

cho từng thành viên tham gia quản lý hoạt động BD giáo viên” (đạt 3,32, mức

trung bình, thấp nhất) thì việc quản lý hoạt động BD cịn khó khăn. Khi phỏng vấn sâu, cơ Hồng Thị Thanh L - CBQL trường THCS Hương Mạc 2 đánh giá

“Lập kế hoạch hàng năm rất khó, vì nhà trường thường có tỷ lệ nữ giới thường cao hơn nam giới, đồng thời cơ cấu tuổi GV khá trẻ nên khi thực hiện thiên chức làm mẹ, các hoạt động BD phải cân nhắc đợt này, đợt kia sao cho đủ số lượng mà cấp trên giao”; cịn về phía GV cũng có ý kiến “GV trẻ mới làm việc tại trường thường có rất nhiều việc, vừa nâng cao trình độ chun mơn qua bậc thạc sỹ vào cuối tuần, đồng thời giam gia học BD ngắn hạn giữa tuần hoặc cuối tuần nên khá dày lịch, làm cho chất lượng BD khơng mong muốn; cịn GV đã sắp đến tuổi nghỉ hữu khi BD áp dụng hình thức học online sẽ khơng hiệu quả vì năng lực sử dụng Internet hạn chế. Do đó khi cửa GV tham gia BD phải cân nhắc nhiều yếu tố, cũng làm ảnh hưởng đến kế hoạch BD của nhà trường”.

Trong quá trình nghiên cứu, bằng việc trao đổi trực tiếp với CBQL và GV các trường THCS, đa số đều cho rằng việc lập kế hoạch bồi dưỡng của Sở GD&ĐT chủ yếu là kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn và thường được lập với những nội dung như: bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng những kiến thức xã hội và bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học. Hiện nay, việc lập kế hoạch bồi dưỡng xuất phát từ các trường THCS tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. Do đó, về tính khả thi và chất lượng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng của Sở GD&ĐT và các trường THCS là hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể đối với GV các trường THCS hiện nay. Vì vậy, khi lập kế hoạch bồi dưỡng thì chúng ta cần đưa ra một số biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BDGV nói chung và GV THCS nói riêng.

Như vậy, kết quả cho thấy đa số hiệu trưởng các trường THCS đã thực hiện khá tốt chức năng tổ chức BDGV của mình trong quản lý tại trường, từ việc triển khai thực hiện đến phân cơng bố trí lực lượng tham gia và có sử dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động BDGV được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Phòng GD&ĐT thị xã Từ Sơn đã dựa trên các hoạt

động lập kế hoạch về bồi dưỡng năng lực cho GV các trường THCS trên địa bàn để xây dựng kế hoạch chung hoạt động BDGV khối THCS. Chính vì vậy, các trường cần tập trung các nguồn lực nhiều hơn nữa trong khâu tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)