8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực
dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
theo chương trình giáo dục phổ thơng mới
Nội dung Rất khơng ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Bình thường Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành… về đổi mới chương trình giáo dục
0 0 20 30 95 145 4,52 4
Sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và của địa phương 5 15 18 35 72 145 4,06 8
Sự phát triển của Khoa học -
Công nghệ tác động đến giáo dục 4 12 19 29 81 145 4,18 7
Nhận thức của CBQL và GV về
hoạt động bồi dưỡng 0 0 20 23 102 145 4,57 2
Năng lực quản lý nhà trường
của Hiệu trưởng trường THCS 0 0 10 10 125 145 4,79 1
Môi trường sư phạm lành mạnh và các điều kiện phục vụ hoạt động BDGD cho GV THCS
0 0 20 38 87 145 4,46 6
Chương trình, nội dung, hình
thức, phương pháp bồi dưỡng 0 0 28 21 96 145 4,47 5
Phẩm chất, năng lực giáo dục
của GV tham gia bồi dưỡng 0 0 16 34 95 145 4,54 3
Một là, Năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trường THCS
có điểm trung bình của nhân tố này đạt trung bình 4,79 điểm. Trong nhà trường CBQL bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chun mơn, trong đó quan trọng nhất là sự chỉ đạo của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người
người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước về chất lượng và hiệu quả của cơ sở giáo dục mà mình đang quản lý. Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ trường THCS.Năng lực CBQL thể hiện được tầm nhìn chiến lược trong giáo dục chương trình BD hàng năm của nhà trường, cán bộ quản lý nhà trường đóng vai trị là người định hướng, hướng dẫn GV lượng tham gia trong quá trình thực hiện quản lý và làm cho công tác BD trở nên thuận lợi. Chính vì vậy người CBQL nhà trường càng liêm khiết, có năng lực về tổ chức cơng tác bồi dưỡng cho GV làm cho chất lượng nhà trường càng nâng lên, góp phần phát triển nâng cao chất lượng học sinh càng làm cho nền giáo dục vững mạnh.
Hai là, Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động bồi dưỡng, điểm trung
bình chung đạt 4,57 điểm. Hiện nay cịn tình trạng một số hiệu trưởng trường THCS còn mang nặng tư duy truyền thống, hầu hết các CBQL các trường đều nhận thức được công tác quản lý lãnh đạo hoạt động BD thành công là do tư duy, năng lực về cách thức triển khai, con đường và mục tiêu cho GV. GV được phỏng vấn đều khẳng định vai trò của người lãnh đạo/CBQL nhà trường trong đưa ra các quyết định, năng lực, tổ chức thực hiện chương trình BD là quan trọng nhất.
Ba là, Phẩm chất, năng lực giáo dục của GV tham gia bồi dưỡng đạt điểm trung bình đánh giá mức độ ảnh hưởng là 4,54 điểm. Người giáo viên thật sự rất đặc biệt, khác biệt hoàn toàn với những ngành nghề khác, sản phẩm của giáo viên là con người, là những con người hoàn thiện về kiến thức, đạo đức, nhân cách,... chính vì vậy điều cần thiết là mỗi giáo viên cần có những phẩm chất cao về cả đạo đức lẫn năng lực. Người thầy cần được bồi dưỡng về năng lực vì nếu người thầy có đạo đức tốt mà khơng có năng lực cũng không thể hồn thành tốt nhiệm vụ. Đó là khả năng giải quyết vấn đề của con người đứng trước một nhiệm vụ nào đó. Đó cịn là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ nhằm hoạt động có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Do đó cần bồi dưỡng cho người thầy hai loại
năng lực căn bản: Năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung là loại năng lực mà bất kỳ ai và làm việc gì cũng phải có mới đạt kết quả tốt đẹp như năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… Ngoài năng lực chung, người thầy cần bồi dưỡng năng lực dạy học là năng lực riêng của nghề. Năng lực riêng bao gồm: Năng lực tìm hiểu học sinh và mơi trường giáo dục, năng lực giáo dục nhân cách, năng lực đánh giá kết quả giáo dục, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Bốn là, Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành… về đổi mới chương trình giáo dục đạt điểm trung bình đánh giá mức độ ảnh hưởng là 4,52 điểm. Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học. Hàng năm Bộ GD&ĐT đều ban hành chỉ thị năm học, trong đó ln nhấn mạnh đến cơng tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Sở GD&ĐT cũng có văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ năm học và cũng nhấn mạnh về tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Kết quả đánh giá trên cho thấy đây là nhân tố có tính chất quyết định đến hiệu quản quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chính sách, chủ trương của Chính Phủ, Bộ GD&ĐT hướng các cơ sở giáo dục đến mục tiêu phát triển chung là nâng cao hiệu quả giáo dục nhà trưởng, kể cả giáo viên và học sinh. Đây là các chính sách có tính chất định hướng, xuyên suốt, mang tính bản lề giúp cho các trường theo sát và vận dụng trong quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên đối với việc bồi dưỡng năng lực dạy học chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học vẫn được coi nhẹ và ít được chú ý tới.
Năm là, Chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng
đạt điểm trung bình đánh giá mức độ ảnh hưởng là 4,47 điểm. Chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục của GV tại các trường. Nếu Chương trình,
nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên nhằm tăng cường sự phát triển năng lực giáo dục của giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Sáu là, môi trường sư phạm lành mạnh và các điều kiện phục vụ hoạt động BDGD cho GV THCS
Thực tế cho thấy, hiện nay đa số các trường THCS có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên: phân công chuyên môn, lập kế hoạch quản lý sử dụng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động BDGV THCS. Tuy nhiên, việc kiểm tra định kỳ vẫn cịn trên lý thuyết, chưa có sổ sách quản lý chặt chẽ, chưa mạnh dạn kiểm tra thường xuyên, chưa quy trách nhiệm triệt để đến từng GV; kế hoạch đầu tư, mua sắm thì chưa khả thi, chưa sát với tình hình thực tế; kế hoạch sử dụng, khai thác thiết bị dạy học còn lấp lửng, chưa cụ thể, chưa chi tiết; kế hoạch bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học thì kiểm tra chưa theo kế hoạch. Điều kiện phục vụ BDGV THPT tương đối đầy đủ, nhưng chất lượng đáp ứng cho yêu cầu BD về cơ sở vật chất chưa tốt, đa số đối tượng khảo sát đều đánh giá mức độ trung bình. Đặc biệt, là các điều kiện như: Thời gian tổ chức BD; chi phí cho các hoạt động BD và chi phí cho học viên tham dự BD,... còn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Đa số các tiêu chí về điều kiện phục vụ BDGV THCS tương đối đầy đủ, nhưng chất lượng đáp ứng cho yêu cầu BD về cơ sở vật chất chưa tốt, đa số đối tượng khảo sát đều đánh giá mức độ trung bình. Đặc biệt, là các điều kiện như: Thời gian tổ chức BD; chi phí cho các hoạt động BD và chi phí cho học viên tham dự BD,... còn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Một số CBQL của các trường THCS chưa thật sự quan tâm đến chất lượng các điều kiện phục vụ hoạt động BDGV THCS, cịn nặng về hình thức, chưa tạo sức bật trong hoạt động quản lý thiết bị dạy học để phục vụ nhu cầu
cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong hoạt động quản lý cơ sở vật chất, đôi khi còng lơ là, xem nhẹ; với cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cán bộ quản lý nhà trường chưa linh hoạt, nhạy bén, tổ chức cơng việc chưa thật hợp lí, thật khoa học. Trách nhiệm của cán bộ quản lý cơ sở vật chất dạy học là quản lý thiết bị dạy học, chuẩn bị thiết bị dạy học cho GV bộ môn là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, có tác động sâu sắc đến hiệu quả tiết dạy, đến chất lượng giảng dạy của bộ môn, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường chưa quán triệt triệt để tư tưởng về trách nhiệm quản lý thiết bị dạy học cho toàn thể cán bộ, GV và HS.
Bẩy là, sự phát triển của Khoa học - Công nghệ tác động đến giáo dục,
điểm trung bình mức độ ảnh hưởng đạt 4,18 điểm. Khoa học và công nghệ phát triển làm thay đổi nhiều đến hoạt động giáo dục. Việc xuất hiện và tích hợp các cơng nghệ mới, trí tuệ nhân tạo và internet kết nối vạn vật dẫn đến các lĩnh vực kinh tế mới, những ngành nghề mới có tác động sâu sắc lên giáo dục về tất cả các mặt: quản lí, mơi trường, nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục đào tạo. Yêu cầu mới đối với cơ sở vật chất, môi trường dạy học: Phương tiện dạy học trong thời đại 4.0 chủ yếu là phương tiện số, thiết bị thông minh (robot, in 3D) môi trường thực - ảo; kết nối wifi, kết nối các cấp học, tích hợp các lĩnh vực, kết hợp công và tư, kết nối toàn cầu tạo thành các hệ sinh thái giáo dục sáng tạo và sáng nghiệp. Do vậy mà năng lực của GV cần được trau dồi qua q trình bồi dưỡng để khơng bị tụt hậu với xu thế này.
Tám là, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương,
điểm trung bình của nhân tố này là 4,06 điểm. Điều kiện phát triển KT-XH cho phép phát triển cơ sở hạ tầng vật chất tạo ra môi trường phát triển KT-XH, do đó mà cho phép thực hiện chi ngân sách ho Giáo dục và đào tạo tại thị xã nhiều hơn chẳng hạn như phòng học chung trang bị cho Phòng GD&ĐT thị xã, phương tiện BD, phòng học, phịng máy tính,…tạo thuận lợi cho GV nâng cao chất lượng BD.