8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.3. Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên
*Khái niệm quản lý
Quản lý là sự xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phận riêng lẽ của nó.
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm. Sau đây là một số khái niệm thường gặp:
Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [34].
- Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
- Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định.
Qua các khái niệm trên về quản lý, chúng ta có thể quan niệm về quản lý như sau:
- Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.
Như vậy, rõ ràng “Quản lý khơng chỉ là một khoa học mà cịn là nghệ thuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa có tính chất chủ quan, vừa có tính chất pháp luật nhà nước, vừa có tính chất xã hội rộng rãi… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” [29].
- Quản lý có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển. Để đảm bảo được hai chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể là lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá.
*Khái niệm quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên
Quản lý hoạt động BDGV THCS là hệ thống các tác động hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể (đối tượng) quản lý nhằm đảm bảo hoạt động BDGV THCS diễn ra đúng hướng, thực hiện thành công mục tiêu BD.
Mục tiêu của quản lý hoạt động BDGV THCS là nhằm phát triển năng lực đội ngũ GV một cách toàn diện và vững chắc, phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mới của người GV THCS.
Trong BDGV THCS có nhiều chủ thể tham gia vào cơng tác quản lý, ở các vị trí khác nhau, các cấp khác nhau có các chủ thể với các vai trị và ảnh hưởng khác nhau. Tại địa phương, chủ thể quản lý hoạt động BDGV quan trọng nhất là Sở GD&ĐT và các trường THCS.
* Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV trường THCS theo chương trình giáo dục mới
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo theo chương trình giáo dục mới là hệ thống các tác động hướng đích của chủ thể quản lý các cấp (từ Bộ GD &ĐT, Sở GD &ĐT, phòng GD &ĐT, cán bô ̣ quản lý, tổ chuyên môn của từng nhà trường) tới đối tượng quản lý (người giáo viên) trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên nhằm giúp người giáo viên nâng cao và phát triển năng lực dạy học, đáp ứng tốt yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, của nhà trường, của xã hội và thời đại.
Nói ngắn gọn, quản lý hoạt động bồ̀i dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ
giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thơng mới là quá trình quản lý hoạt động bời dưỡng làm cho năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng được nhưndg mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục được Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành.