Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 66 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở

2.2.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở

trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

Phịng GD&ĐT thị xã Từ Sơn đã triển khai các nội dung BD năng lực cho GV các trường THCS trên địa bàn. Để đánh giá thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thơng mới, tác giả sử dụng câu hỏi ở phục lục 1,2, nhìn chung kết quả các nội dung BD diễn ra thường xuyên (ĐTB của GV là 3,88 điểm và CBQL là 3,9 điểm), kết quả chi tiết như sau:

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

Tiêu chí Rất khơng thường xun Khơng thường xuyên Bình thường Thường xuyên Rất thường xuyên Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc

Điểm trung bình ý kiến của giáo viên 3,88

BD nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất, đạo đức nhà giáo

1 2 25 45 45 118 4,04 3

BD về kiến thức chuyên

môn, nghiệp vụ sư phạm 2 8 17 70 21 118 3,78 5

BD kỹ năng sư phạm 5 18 22 52 21 118 3,5 6

BD đổi mới phương pháp

dạy học 8 14 35 44 17 118 3,35 7

BD nâng cao năng lực sử

dụng ngoại ngữ, CNTT 1 2 17 36 62 118 4,25 2

Nôi dung BD rất thiết thực với hoạt động chuyên môn của bản thân

6 8 17 36 51 118 3,93 4

Nội dung BD phù hợp với

mục tiêu đề ra 2 5 10 30 71 118 4,31 1

Điểm trung bình ý kiến của cán bộ quản lý 3,90

BD nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất, đạo đức nhà giáo

1 2 3 6 15 27 4,19 3

BD về kiến thức chuyên

môn, nghiệp vụ sư phạm 2 2 6 8 9 27 3,74 5

BD kỹ năng sư phạm 4 43 7 7 5 27 3,19 7

BD đổi mới phương pháp

dạy học 2 3 7 7 8 27 3,59 6

BD nâng cao năng lực sử

dụng ngoại ngữ, CNTT 1 2 2 7 15 27 4,22 2

Nôi dung BD rất thiết thực với hoạt động chuyên môn của bản thân

2 2 4 6 13 27 3,96 4

Nội dung BD phù hợp với

Kết quả đánh giá ở bảng trên cho thấy cả CBQL và GV đều đánh giá tiêu chí “Nội dung BD phù hợp với mục tiêu đề ra” đạt điểm cao nhất, xếp thứ nhất (tương ứng là 4,56 điểm và 4,31 điểm, xếp mức rất thường xuyên). Việc xây dựng mục tiêu BDGV được thực hiện đồng bộ từ hướng dẫn của Bộ đến Sở GD&ĐT và các trường THCS. Đối với các trường THCS hiện nay cần thực hiện mục tiêu BD do Sở xây dựng và hướng dẫn, đồng thời các trường THCS cũng đã xây dựng mục tiêu mục tiêu BDGV THCS nhằm nâng cao nhận thức về đường lối, quan điểm của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hóa phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Việc xây dựng mục tiêu BD cho GV THCS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng nhận thức của họ về việc nâng cao chất lượng dạy và học, khi thực hiện phỏng vấn sâu thầy Nguyễn Hoàng K - trường THCS Phù Chẩn cho biết “Trong quá trình

xây dựng mục tiêu của Sở, đa số CBQL và GV THCS đều được phổ biến những mục tiêu BD thông qua những kênh liên lạc kết nối giữa nhà trường và Sở và thông qua kế hoạch BD hàng năm”.

Nội dung “BD nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, CNTT” (GV đánh giá 4,25 điểm và CBQL đánh giá 4,22 điểm, mức rất thường xuyên), đây là nhiệm vụ BD quan trọng, hiện nay GV phải biết dùng ngoại ngữ, CNTT khai thác học liệu cho các chương trình BD, nhất là tự bồi dưỡng thì nội dung này được coi như tính tất yếu.

Kết quả đánh giá thực trạng cho thấy nội dung “BD đổi mới phương pháp dạy học” đạt điểm thấp nhất trong các nội dung bồi dưỡng (GV đánh giá

3,35 điểm, mức bình thường). GV hiện nay cho rằng phương pháp dạy học chưa lấy người học làm trung tâm nên chưa phát huy được tinh thần học của HS, cịn tình trạng GV giảng q nhiều lý thuyết, khi phỏng vấn sâu ý kiến của

cô Dương Minh Ph - GV trường THCS Trương Giang chia sẻ: “Một số môn học tự nhiên của học sinh THCS như hóa học trong phịng thí nghiệm, GV cịn giảng nhiều, thực hành ít; khi cho HS làm thí nghiệm HS khơng có nhiều cơ hội trao đổi hiện tượng hóa học, làm cho khả năng phán đoán của HS chưa cao,...”. Nội dung CBQL cho rằng thấp nhất là “BD kỹ năng sư phạm” chỉ đạt

3,19 điểm, xếp mức bình thường, hiện nay CBQL có kết quả đánh giá dự giờ, đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn nhưng nội dung kỹ năng sư phạm chưa đẩy mạnh nên cịn tình trạng GV lúng túng về tình huống trong khi lên lớp.

Như vậy, qua kết quả đánh giá cho thấy nội dung bồi dưỡng chỉ ở mức thường xuyên, chưa có nhiều nội dung đánh giá mức rất thường xuyên. Điều này cho chúng ta thấy rằng, những nội dung cần được BD ở các trường THPT khi được xây dựng cần phải được đánh giá lại dựa trên những nhu cầu cần được BD chứ không nên chỉ thực hiện cho đúng quy định là được. Khi chúng ta xác định đúng nhu cầu về những nội dung được BD, tổ chức BD ở những nội dung đó thì chất lượng đạt được có thể tốt hơn, người GV có thể, nhận thấy được sự quan tâm của các cấp quản lý đối với những nhu cầu của họ, tạo động lực và tinh thần hăng say làm việc và chất lượng đạt được cao hơn. Mặc dù có thay đổi theo hướng đổi mới nhưng để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT mới thì chưa thể hiện rõ nét cũng như chất lượng đạt được theo yêu cầu đổi mới GDPT chưa cao.

2.2.3. Thực trạng các phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

Phòng GD&ĐT thị xã Từ Sơn đã thực hiện triển khai các phương pháp BD năng lực cho GV các trường THCS trên địa bàn. Để đánh giá thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thơng mới, tác giả sử dụng câu hỏi ở phục lục 1,2, nhìn chung kết quả các nội dung BD diễn ra thường xuyên (ĐTB của GV là 3,81 điểm và CBQL là 3,80 điểm), kết quả chi tiết như sau:

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

Tiêu chí Rất khơng thường xun Khơng thường xun Bình thường Thường xun Rất thường xuyên Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc

Điểm trung bình ý kiến của giáo viên 3,81

Phương pháp thuyết trình 3 8 17 26 64 118 4,19 1 Phương pháp thảo luận nhóm 5 9 17 36 51 118 4,01 2 Phương pháp giải quyết tình huống 8 16 24 26 44 118 3,69 3 Phương pháp tự nghiên cứu 17 17 33 18 35 118 3,35 4

Điểm trung bình ý kiến của cán bộ quản lý 3,8

Phương pháp thuyết trình 1 1 4 4 17 27 4,3 1 Phương pháp thảo luận nhóm 2 3 5 5 12 27 3,81 2 Phương pháp giải quyết tình huống 2 4 4 5 12 27 3,78 3 Phương pháp tự nghiên cứu 2 5 7 8 5 27 3,33 4

Từ bảng số liệu sau nhận thấy:

Các phương pháp bồi dưỡng được sử dụng mức độ thường xuyên là: phương pháp thuyết trình (4,19 (GV); 4,3 (CBQL)); phương pháp thảo luận nhóm (4,01 (GV); 4,3,81 (CBQL)) và phương pháp giải quyết tình huống (3,69 (GV); 3,78 (CBQL)). Đối với cấp học THCS, các em lớp 6 mới chuyển từ cấp 1 lên, các em lớp 8,9 bắt đầu học phân hóa để vào cấp 3 và định hướng nghề nghiệp sau này nên GV đánh giá gảng lý thuyết càng rõ ràng càng tốt, vừa giải thích, vừa lấy ví dụ các em dễ hiểu, ghi chép được bài tốt hơn; do đó mà khi tham gia BD, các GV đều thích được học theo hình thức này, vì cho rằng phù hợp với mọi GV ở các bộ môn, tuổi nghề khác nhau. CBQL cho biết, nhà trường thực hiện định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp nên khi chọn các BD cho GV lồng ghép chủ yếu hình thức BD dạy lý thuyết dế sao cho GV dễ dàng nắm được chương trình BD, từ đó về trường sẽ phổ biến tốt hơn khi giảng lớp.

Phương pháp được đánh giá ở mức thấp là phương pháp tự nghiên cứu (GV đánh giá ĐTB đạt 3,35 và CBQL đánh giá đạt 3,33). Sở dĩ phương pháp này đạt mức thấp là do qua tìm hiểu thực tiễn chúng tôi phỏng vấn thầy Đàm Văn H - trường THCS Đông Ngàn được biết: “Hiệu trưởng chưa sát sao, chưa bố trí đảm bảo cơ sở vật chất cho việc bồi dưỡng tư học chẳng hạn như phịng học bố trí khơng gian riêng cho giáo viên, phịng máy tính hạn chế về số lượng, tài liệu cho quá trình tự học hạn chế về nội dung,... Do vậy mà phương pháp này ít được sử dụng thường xuyên”

Như vậy, việc sử dụng phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn chưa đồng đều. Những phương pháp này mặc dù được áp dụng thường xuyên rong quá trình tổ chức bồi dưỡng, nhưng hiệu quả đạt được là chưa cao. Đây là nhóm phương pháp bồi dưỡng cần được chú trọng để có thể nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Trong thời gian tới, các nhà trường cần tăng cường các phương pháp từ mức độ thường xuyên lên mức độ rất thường xuyên, nêu cao tinh thần chủ động tự học, tự nghiên cứu của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)