8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo
cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thơng mới
Phòng GD&ĐT thị xã Từ Sơn sẽ thực hiện kiểm tra đánh giá các hoạt động bồi dưỡng năng lực cho GV các trường THCS trên địa bàn theo chương trình GDPT mới. Cụ thể:
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
theo chương trình giáo dục phổ thơng mới
Nội dung Kém Yếu TB Khá Tốt
Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình BD đã xây dựng
12 18 25 36 54 145 3,7 4
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, pp, hình thức tổ chức trong các hoạt động BD theo từng đợt
8 15 29 36 57 145 3,82 3
Kiểm tra, đánh giá kết quả BD thông qua sự trưởng thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV THCS
9 11 16 28 81 145 4,11 1
Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV THCS trong các đợt BD
10 20 35 27 53 145 3,64 5
Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động BD cấp Sở và Trường
10 32 69 26 8 145 2,93 6
Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, pp, hình thức…tổ chức BD cho chu kỳ sau
8 11 26 35 65 145 3,95 2
Điểm trung bình chung 3,72
Qua bảng số liệu 2.12, nhận thấy: Hiệu trưởng thực hiện ông tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thơng mới điểm TBC đạt 3,72 điểm, xếp mức khá. Tuy nhiên các nội dung khác nhau cho kết quả đánh giá khác nhau:
Các nội dung đánh giá được đánh giá ở mức độ thực hiện khá trở lên: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình BD đã xây dựng (Đạt 3,7 điểm); Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, pp,
hình thức tổ chức trong các hoạt động BD theo từng đợt (đạt 3,82 điểm); Kiểm tra, đánh giá kết quả BD thông qua sự trưởng thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV THCS (đạt 4,11 điểm); Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV THCS trong các đợt BD (đạt 3,64 điểm) và “Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, pp, hình thức… tổ chức BD cho chu kỳ sau” (đạt 3,95 điểm). Sở dĩ các kết quả trên đạt mức cao là do Hiệu trưởng đã sát sao trong các hoạt động kiểm tra, đánh giá từ khâu xây dựng kế hoạch, triển khai, thành lập các đợt kiểm tra, đôn đốc tổ trưởng chuyên môn và GV nên công tác này đã được đảm bảo.
Tuy nhiên còn nội dung “Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản
lý hoạt động BD cấp Sở và Trường” đạt 2,93 điểm, xếp mức trung bình. Qua
khảo sát thực tế với một số hiệu trưởng các trường THCS và GV, hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; nhiều CBQL và GV chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá nên hoạt động này còn thiếu khách quan, đánh giá chưa sát với tình hình thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. Bên cạnh đó, ý kiến phỏng vấn sâu của CBQL trường THCS Nguyễn Văn Cừ cho biết: “công việc
cuối năm của Hiệu trưởng nhiều nên việc họp xét sau chương trình BD hạn chế, mang tính hình thực mà chưa triệt để để rút kinh nghiệm cho các hoạt động BD tới của nhà trường”.
Mặt khác, một số trường THCS cũng chỉ mới dừng lại sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV THCSđể tổng hợp, báo cáo Sở GD&ĐT, chưa tổ chức phân tích, đánh giá kết quả, rút ra những mặt mạnh, những tồn tại của đội ngũ GV và những hạn chế trong hoạt động quản lý, kiểm tra, đánh giá và tổ chức các hoạt động BDGV của nhà trường. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập, cách thực hiện kiểm tra, đánh giá chưa được hướng dẫn cụ thể, nên việc đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất và kết quả gây tác động khơng hiệu quả cho hoạt động BDGV nói chung.