8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các
3.2.2. Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo khung năng lực
người giáo viên THCS theo chương trình đổi mới giáo dục
a. Mục tiêu
Mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp nhà quản lý các cấp trong thị xã Từ Sơn chủ động trong việc thực hiện các hoạt động BDGV, tận dụng và phối hợp tối đa các nguồn lực, thực hiện thành công các mục tiêu BDGV đã đặt ra năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV THCS đạt khung năng lực mới trong những giai đoạn thời gian xác định. Mặt khác, biện pháp này giúp cho việc quản lý hoạt động BDGV THCS đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các yếu tố của một quy trình quản lý nói chung từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả BDGV trong thị xã .
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Tổ chức nâng cao nhận thức về lập kế hoạch BDGV theo khung năng lực:
Hoạt động lập kế hoạch BDGV là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV THCS học tập nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với chủ trương đổi mới GD THCS, với điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp và hoàn cảnh cụ thể của từng người GV.
Các nhà QLGD thị xã Từ Sơn cần xác định và nắm vững các nội dung trọng tâm để nâng cao được nhận thức của GV về công tác lập kế hoạch trong văn bản pháp lý như: Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Một số yêu cầu về tiêu chuẩn hiện hành của CBQL, GV của ngành GD và cụ thể ở từng địa phương; Điều lệ trường THCS và nhiệm vụ của ngành giáo dục, của từng địa phương, từng trường và bản thân người giáo viên trong đổi mới GD. Đặc biệt nắm vững và phổ biến
được đến từng GV về những đổi mới trong GDPT, yêu cầu mới trong thực hiện nhiệm vụ của người GD THCS và những yêu cầu cơ bản về năng lực cần có theo Khung năng lực người GV THCS trong bối cảnh đổi mới GD.
- Phân tích thực trạng năng lực đội ngũ GV THCS
Hoạt động lập kế hoạch là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi cấp quản lý GD. Muốn làm tốt hoạt động lập kế hoạch BD cho đội ngũ GV THCS, việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lý phải nắm chắc tình hình chất lượng đội ngũ GV theo khung năng lực, cũng như tiên liệu tương đối chính xác những nhu cầu thực tế và nhu cầu tiềm tàng có thể đáp ứng được thông qua hoạt động BD.
Trên cơ sở tăng cường nhận thức về lập kế hoạch hoạt động BD, hướng dẫn cho người GV THCS hiểu và nắm vững cách thức xây dựng kế hoạch hoạt động BDGV dựa trên khung năng lực người GV THCS, bắt đầu từ việc khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ, so sánh, đối chiếu với các năng lực cơ bản cần có trong Khung năng lực, xác định rõ “khoảng cách” giữa yêu cầu với hiện trạng, nhận diện rõ các năng lực cần BD và mức độ năng lực cần đạt tới qua thời gian nhất định. Đồng thời, đối chiếu kết quả BD với khung năng lực GV THCS cần có trong đổi mới GD, từ đó đánh giá các hoạt động BDGV của từng địa phương, từng trường, từng GV đạt ở mức độ nào, xác định các hạn chế, rào cản, nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động BD và có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đổi mới GD.
- Dự báo, xác định mức độ, nhu cầu BD về năng lực và khả năng, điều kiện BD năng lực cho GV THCS ở địa phương.
Thông qua kết quả khảo sát và đánh giá công tác lập kế hoạch BDGV trên, các trường THCS trong thị xã cần căn cứ vào thực trạng đội ngũ GV của trường mình, tiến hành đánh giá phân tích về trình độ, năng lực quản lý,... để có dự báo về số lượng và chất lượng đội ngũ GV cần có của đơn vị trong hoạt động BD nhằm đáp ứng u cầu chương trình GDPT mới.
Cơng tác dự báo nhu cầu bồi dưỡng có thể được tiến hành BDGV hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo các nội dung, chương trình của Bộ, Sở, Trường. Bám sát kế hoạch, nội dung, chương trình của cấp trên nếu có thay đổi để áp dụng vào tình hình thực tế của trường và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, kế hoạch cần phải được bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện. Khi dự báo, cần lưu ý đến đối tượng chưa đạt chuẩn nghề nghiệp hoặc đối tượng có trình độ chưa đáp ứng u cầu đổi mới GD trong trường để cử BD trước, hoặc những GV nịng cốt của trường và GV có điều kiện học nâng cao trình độ (sau đại học).
- Xác định mục tiêu BD, chỉ tiêu BD theo các giai đoạn thời gian của kế hoạch nhằm đạt khung năng lực
Trên cơ sở phân tích thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ GV THPT của thị xã theo khung năng lực, các trường xác định mục tiêu- các năng lực cần BD cho đội ngũ GV- các chỉ tiêu về số lượng và mức độ đạt được một cách phù hợp trong từng giai đoạn như: giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030. Những yêu tố cần cho việc xác định các chỉ tiêu trên bao gồm: Quy mô dân số của địa phương, quy mô phát triển học sinh, GV, số trường và số lớp của địa phương để xác định tương đối chính xác về số lượng; Những yêu cầu về năng lực của người GV để đáp ứng cho yêu cầu đổi mới GD như: trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực hiện, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ quản lý… nhằm đảm bảo theo đúng tiến độ và lộ trình đổi mới GD. Các trường THCS cần xây dựng hệ thống mục tiêu trong hoạt động BDGV, tương ứng với từng mục tiêu phải có các chỉ tiêu và những biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu đó.
- Xác định trách nhiệm quản lý thực hiện kế hoạch BDGV
Trên cơ sở chỉ đạo của Hiệu trưởng các trường THCS, từng GV xác định “khoảng cách” giữa năng lực hiện tại và năng lực cần có trong Khung năng lực,
từ đó xây dựng kế hoạch BD và tự BD. Các tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động BD trên cơ sở đối chiếu “khoảng cách” giữa năng lực hiện tại với năng
lực cần có của đội ngũ GV trong tổ nhằm thực hiện mục tiêu với sự huy động tối đa các nguồn lực hiện có, tối thiểu hóa những khoản chi phí khơng cần thiết, mang lại hiệu quả cao cho trường trong quản lý hoạt động BDGV tại trường.
Trên cơ sở chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THCS trong thị xã cần xây dựng kế hoạch BD đội ngũ của đơn vị. Kế hoạch đề ra phải chú ý cụ thể về số lượng, chất lượng GV của mỗi môn học, phù hợp với kế hoạch phát triển của nhà trường và yêu cầu phát triển GD của địa phương. Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch phát triển của từng cấp học trong toàn tỉnh, các cấp học toàn ngành. Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch cử GV đi đào tạo, kế hoạch BD cho đội ngũ GV cốt cán phù hợp với những yêu cầu phát triển đơn vị và tồn ngành. Chương trình, nội dung đào tạo, BD phải theo từng mốc thời gian, điều kiện phục vụ, kinh phí cần thiết.
c. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng các trường THCS nên chủ động lập kế hoạch BDGV THCS theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình phù hợp với yêu cầu thực tế và đòi hỏi của sự phát triển GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Đặt hoạt động xây dựng kế hoạch BDGV THCS trong kế hoạch chung của nhà trường, của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT để tránh những chồng chéo, trùng lặp trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Đồng thời, hiệu trưởng các trường THCS nên tham mưu trực tiếp cho Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các cơ quan ban ngành quản lý có liên quan đến hoạt động lập kế hoạch BDGV THCS.
Các phòng ban chức năng trực thuộc Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT cần chủ động tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động BDGV theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý hoạt động BDGV THCS của mình, tạo điều kiện để từng GV chủ động tiếp cận trong việc thực hiện chương trình và nội dung BD.