Năng lực, năng lực giáo dục của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Năng lực, năng lực giáo dục của giáo viên

* Khái niệm về năng lực

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về năng lực. Tùy theo cách tiếp cận thì năng lực được hiểu theo những cách khác nhau:

Theo cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, các thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân nơi đóng vai trị quan trọng. Năng lực con người khơng phải hồn tồn do tự nhiên mà phần lớn là do công tác, do luyện tập mà có.

Theo cách hiểu của các nhà quản lý, năng lực có thể được hiểu là khả năng đủ để làm một cơng việc nào đó hay là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: năng lực là khả năng,

điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có thể thực hiện một hoạt động nào đó hoặc theo nghĩa khác là phẩm chất, tâm lý và sinh lý tạo cho con người có khả năng hồn thành một hành động nào đó với chất lượng cao.

Năng lực là khái niệm chỉ tổ hợp thuộc tính sinh học, tâm lí và xã hội của cá nhân cho phép cá nhân đó thực hiện thành cơng dạng hoạt động nhất định

đáp ứng chuẩn hay quy định đã xác lập. Nền tảng của năng lực là thể chất, trí tuệ (tư duy, tri thức…) và những yếu tố tâm lí khác như tình cảm, thái độ, ý chí. Năng lực không chỉ gồm tri thức, kĩ năng và thái độ. Đó chỉ là phần dễ thấy của năng lực. Những thứ đó cho dù đầy đủ vẫn chưa phải là năng lực. Chúng phải trải qua rèn luyện, thử thách lâu dài mới thành năng lực. Kinh nghiệm là thành tố quan trọng và bắt buộc cấu thành năng lực. Nó phản ánh bản chất xã hội của năng lực. Nếu quan niệm năng lực là khả năng thì rõ ràng chưa phản ánh được mặt thực hiện của năng lực. Trên thực tế, năng lực là cái có thật, là làm được, chắc chắn làm được, cịn khả năng là cái có thể có và có thể khơng có, có thể làm được hiển nhiên là khác hẳn với chắc chắn làm được. Theo Đặng Thành Hưng [dẫn theo 24], con người có 3 dạng năng lực tương đối khác nhau. Trong mỗi dạng đó đều tích tụ những yếu tố sinh học, tâm lí và xã hội. Đó là:

- Năng lực trí tuệ (Kiến thức). - Năng lực hành động (Kĩ năng). - Năng lực cảm (Thái độ).

Như vậy, chúng tôi cho rằng: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình

thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

* Khái niệm về giáo dục

Theo nghĩa rộng: Giáo dục là loại hình đặc thù của xã hội loài người nhằm tái sản xuất những nhu cầu và năng lực của con người để duy trì phát triển xã hội, để hồn thiện các mối quan hệ xã hội thơng qua các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hồn thiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ.

Theo nghĩa hẹp: Giáo dục của nhà giáo dục được tổ chức theo kế hoạch chương trình nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ và phát triển thể chất của học sinh thông qua hệ thống tác động sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của các em kết hợp với các biện pháp giáo dục gia đình và xã hội, phát huy mặt tốt, khắc phục mặt hạn chế, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của người học.

* Khái niệm năng lực giáo dục của giáo viên

Từ những khái niệm quản lý, năng lực, giáo dục có rút ra khái niệm:

Năng lực giáo dục của giáo viên là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình giáo dục trong nhà trường, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... và các tri thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu do nghề nghiệp dạy học đặt ra, giúp giáo viên dạy học có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)