8. Cấu trúc luận văn
1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên
1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho
viên ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.3.3.1. Phương pháp
Do đặc điểm đối tượng BD là GV thuộc nhiều lứa tuổi, dân tộc, trình độ đào tạo, năng lực chun mơn, điều kiện và kinh nghiệm khác nhau…, vì vậy, lựa chọn phương pháp BDGV phù hợp tối đa với nhu cầu người học, trong đó, chú trọng đến:
- Phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình là phương pháp mà chủ thể bồi dưỡng cung cấp kiến thức chuyên đề, phân tích, giải thích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn các lĩnh vực khác nhau.
Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp: Phương pháp này phù hợp trong tình huống mà mục tiêu là chuyển giao kiến thức (thông tin) đối với nhóm học viên có kiến thức nền hạn chế về chủ đề được học; số lượng học viên đông.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp mà chủ thể bồi dưỡng tổ chức cho GV tham gia trao đổi về một vấn đề hay một nội dung nào đó theo nhóm. Thảo luận nhóm nhỏ được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho giáo viên tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, nhằm tạo cơ hội cho giáo viên tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực quyết vấn đề, năng lực ra quyết định, năng lực thương lượng, năng lực xử lý tình huống.
Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Với phương pháp bồi dưỡng này có tác dụng tạo ra môi trường học tập đa thông tin cho người học, giúp họ tự nghiên cứu, tự bộc lộ để thể hiện năng lực và kết quả học tập của cá nhân, ngoài ra học tập theo nhóm kết hợp với thảo luận tồn lớp cịn giúp người học phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực tổ chức, quản lý Phương pháp cùng tham gia có sự tác động luân phiên và tương hỗ giữa người giảng viên và học viên, giảng viên đóng vai trị là người điều hành, dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề; học viên là người thảo luận, thực hành, rút ra những kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân (đối thoại, thảo luận nhóm, hỏi đáp, trị chơi...).
- Phương pháp giải quyết tình huống
Phương pháp giải quyết tình huống là phương pháp chủ thể bồi dưỡng sử dụng các tình huống đưa ra để đối tượng bồi dưỡng phân tích, đánh giá tình huống, hành động trong tình huống đó. Kết quả là người học thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và các kĩ năng hành động sau khi giải quyết các tình huống đã cho.
Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp: Khi giảng viên lựa chọn tình huống nên lựa chọn những tình huống tốt có tính chất liên kết với lý thuyết để giúp giáo viên khi giải quyết tốt một tình huống, giáo viên có thể phải vận dụng và điều chỉnh nhiều loại lý thuyết khác nhau hình thành nên kỹ năng tự nghiên cứu, tự nắm bắt, đánh giá, phân tích, tổng hợp. Việc nghiên cứu các
tình huống địi hỏi phải tổ chức làm việc nhóm. Để giải quyết tình huống, cả nhóm người học cùng phân tích và thảo luận để đưa ra các biện pháp xử lý tình huống, sau đó trình bày biện pháp của nhóm trước cả lớp. Như vậy sẽ giúp tiếp thu được kinh nghiệm làm việc theo nhóm, chia sẻ kiến thức, thơng tin để cùng đạt đến mục tiêu chung. Các kĩ năng như lắng nghe/hồi - đáp/ghi nhớ ghi chép cũng được hình thành trong quá trình tổ chức các hoạt động trong nhóm.
- Phương pháp tự nghiên cứu
Phương pháp tự nghiên cứu là phương pháp chủ thể bồi dưỡng (giáo viên cốt cán) đưa ra một vấn đề, một yêu cầu trong một thời gian ngắn đòi hỏi đối tượng bồi dưỡng (giáo viên phải có cách giải quyết hay xử lý. Ưu điểm của phương pháp này là trong một thời gian ngắn giúp người học nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp để đề xuất các thơng tin và ý tưởng.
1.3.3.2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV trường THCS theo chương trình giáo dục mới
Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động BDGV THCS hiện nay được thực hiện qua một số hình thức chủ yếu sau đây:
- Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, và bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ của Bộ GD&ĐT.
- Bồi dưỡng tại chỗ: Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên gia về nói chuyện chuyên đề, đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chun mơn theo hình thức nghiên cứu bài học, qua dự giờ thăm quan lớp của đồng nghiệp, của hội GV giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, sinh hoạt chun mơn dựa vào mơ hình “trường học kết nối”, sinh hoạt chun mơn liên trường,...
- Bồi dưỡng theo hình thức tự học (tự bồi dưỡng): Với sự hỗ trợ của CNTT đã hỗ trợ đắc lực cho việc tự học, tự bồi dưỡng. Nguồn tài liệu trên mạng internet là vơ tận, giúp người học có thể khai thác sử dụng, chia sẻ thơng tin là rất nhanh chóng. Có nhiều goaso viên tực học theo các hình thức như: bồi
dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến; học theo tích lũy tín chỉ có hiệu quả trong nâng cao chun mơn cho bản thân
- Kết hợp cả hai hình thức bồi dưỡng tập trung và tự học
- Bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán, đầu tư cho bồi dưỡng mũi nhọn và nịng cốt chun mơn nhằm hỗ trợ, dẫn dắt hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chương trình GDPT mới.
1.3.3.2. Hình thức
* Sinh hoạt chun mơn tại TCM: SHCM là cách thức hiệu quả để bồi
đắp kiến thức và phương pháp DH cho GV, xây dựng tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của TCM, cùng nhau hướng đến mục tiêu đã định.
- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy: Việc dự giờ là một khâu quan trọng của đổi mới SHCM, là cơ sở để GV có cách nhìn mới, nhận ra các vấn đề liên quan đến công việc của bản thân và của đồng nghiệp. Trong việc dự giờ, không nên coi trọng đến việc đánh giá xếp loại GV mà cần xác định đó là một giờ dạy để các thành viên được học tập, là cơ hội để phát triển chuyên môn cho tất cả GV. Người dự cần hiểu và thơng cảm với các khó khăn của người dạy, đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những hạn chế trong việc học của HS và tìm cách giải quyết. Việc thảo luận, chia sẻ ý kiến sau khi dự giờ đặc biệt quan trọng, là cơng việc có ý nghĩa nhất trong SHCM, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của SHCM. Trong trao đổi, mọi người phải lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau trên tinh thần cộng tác và xây dựng. Những buổi sinh hoạt như vậy sẽ thực sự có hiệu quả đối với việc BD cho GV.
- Tham gia thao giảng
Trong một năm học, các nhà trường thường tổ chức các đợt thao giảng theo kế hoạch đầu năm hoặc gắn liền với những hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm. Việc tổ chức thao giảng cấp TCM, cấp trường, thao giảng cụm và hội giảng các cấp được tổ chức nhằm tìm tịi phát hiện kinh nghiệm sáng tạo của đội ngũ GV.
Các bài thao giảng sẽ được các GV đầu tư công sức và thời gian. GV sẽ phải tìm hiểu sâu, rộng các vấn đề liên quan đến bài dạy, dự kiến các tình huống có vấn đề và cách giải quyết vấn đề trong giờ dạy; dự kiến tích hợp nội dung giáo dục liên quan nào là phù hợp. GV cũng phải quyết định sử dụng các phương pháp DH và các phương tiện DH để đạt hiệu quả cao, tìm biện pháp để khắc phục được sự chênh lệch về trình độ của các HS trong lớp, đảm bảo tất cả các HS sau mỗi bài học đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thúc đẩy quá trình h nh thành các kỹ năng khác nhau ở HS. Sau mỗi tiết thao giảng GV lại được đồng nghiệp góp ý chia sẻ để hồn thiện bản thân.
Như vậy, thông qua các đợt thao giảng, HS được học những tiết học có chất lượng cịn GV đã tự rèn luyện, TBD để nâng cao NL chun mơn góp phần hồn thiện tay nghề của mình, nâng cao hiệu quả GD.
*Tự học
- Tự chọn nội dung/chủ đề. GV tự chọn nội dung chuyên đề báo cáo trong các buổi sinh hoạt TCM, tự chọn giờ dạy minh họa để các đồng nghiệp dự giờ theo tiếp cận nghiên cứu bài học, tự lựa chọn và đăng ký đề tài NCKHSPƯD hay SKKN...
- Tự tìm tư liệu: sách, hoạt động, mạng. GV tự tìm hiểu tư liệu kết hợp với việc nhà trường có thể định kỳ tổ chức giới thiệu sách, tài liệu, xây dựng tủ sách dùng chung để GV tìm kiếm thơng tin phục vụ học tập nâng cao trình độ,...
- Tự viết thu hoạch: Nhà trường xây dựng mục diễn dàn trên mạng để giúp GV trao đổi chuyên môn với các thành viên trong TCM, trong nhà trường và cả các trường bạn để học tập và chia sẻ kinh nghiệm DH.
Việc tự bồi dưỡng NLDH sẽ giúp GV chủ động tìm kiếm nội dung cần thiết để BD cho phù hợp để nâng cao NLDH của bản thân, nâng cao chất lượng của quá trình DH.
* Hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn và tự học: Việc BD bằng tự học cho GV
nhà trường. Hình thức này địi hỏi TCM của nhà trường phải xác định các chủ đề sinh hoạt và có kế hoạch rõ ràng, theo đó định hướng để các GV chủ động lựa chọn nội dung, đăng ký các chủ đề chuyên môn để chuẩn bị báo cáo trước tổ theo kế hoạch. TCM tạo môi trường sinh hoạt dân chủ để các thành viên có cơ hội trao đổi, chia sẻ với nhau về các nội dung chuyên môn phù hợp.
- Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ở trường trong trường hoặc cụm trường: Các nội dung sinh hoạt chuyên đề BDGV trong trường phổ thông khá đa dạng như: Sinh hoạt các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm và tự làm đồ dùng DH; các chủ đề DH liên mơn, DH tích hợp; BD kiến thức về PPDH tích cực; các PP kiểm tra, đánh giá HS, chuyên đề BD HS giỏi…
- Tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn: Khi sử dụng hình thức này, các CBQL trường học cần lựa chọn các trường học phù hợp để tổ chức hoặc giới thiệu GV đến tham quan học tập. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc đưa GV đến tham quan học tập ở các trường có điều kiện hồn cảnh tương tự với trường mình nhưng có kết quả DH tốt, có nhiều hạt nhân tích cực, có sáng tạo trong sinh hoạt TCM... thì GV học được nhiều hơn và nhà QL có thể dùng cơ chế "tác động đến lòng tự trọng" để thúc đẩy GV học hỏi và rèn luyện chuyên môn.
- BD tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc. Thời gian BD tập trung thường khơng q dài. Để hoạt động BD theo hình thức này có hiệu quả phải chuẩn bị tài liệu BD đầy đủ, cung cấp cho GV trước thời gian tập trung để GV nghiên cứu tìm hiểu. Thơng qua thời gian khóa BD, xác định các vấn đề trọng tâm, hướng dẫn GV vận dụng thông qua tổ chức hoạt động thực hành hay giải đáp các thắc mắc cho GV.
- Học tập từ xa: Hình thức này phải được chuẩn bị chu đáo mới có hiệu quả. Tài liệu BD từ xa phải biên soạn thế nào để GV có thể tự học. Sau đó phải định kỳ tổ chức gặp mặt GV theo khu vực để trao đổi và giải đáp các vấn đề GV chưa rõ, giúp họ hiểu đúng và vận dụng được nội dung đã BD vào DH.
- Phân công kèm cặp: TCM được xây dựng theo tinh thần "Tổ chức biết học hỏi" sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho việc BDGV. Trong tổ cần có sự phân cơng làm việc theo nhóm hoặc phân cơng GV có kinh nghiệm, vững vàng về chun mơn để dìu dắt, giúp đỡ những GV mới vào nghề hoặc còn hạn chế nhất định về mặt nào đó trong việc DH. Ở đây rất cần hình thành cho mỗi GV kỹ năng hướng dẫn đồng nghiệp. Đây là phương pháp phát triển chuyên nghiệp và hiệu quả để cải tiến việc DH và tăng cường quan hệ cộng tác giữa các đồng nghiệp.
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Đây là h nh thức giúp phát triển tư duy cho GV một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề; Tăng cường NL phát hiện và giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định về chun mơn một cách chính xác; Khuyến khích GV nhìn lại q trình và tự đánh giá. GV thực hiện NCKHSPƯD theo chu trình bao gồm: Suy nghĩ, thử nghiệm và kiểm chứng.
- Bồi dưỡng trực tuyến: Trong thời kỳ “bùng nổ” về IT hiện nay, hình thức BD trực tuyến (e-Learning) là một hình thức BDGV thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hình thức này có nhiều ưu điểm là giúp các GV có thể liên hệ, kết nối với nhau để chia sẻ thông tin, tài liệu DH; giảm được những chi phí đáng kể. Tuy nhiên để sử dụng hình thức đó, người dạy và người học phải có trình độ về tin học nhất định, phải có điều kiện học tập đảm bảo kỹ thuật và đặc biệt đội ngũ báo cáo viên phải có kỹ năng tổ chức thảo luận trực tuyến. Nếu khơng có đầy đủ những điều kiện đó, việc BD trực tuyến có thể sẽ thất bại trong việc tạo môi trường học tập tương tác.