Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 109 - 114)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Đối tượng khảo sát

- Đối tượng xin ý kiến gồm 10 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng) và 20 giáo viên tham gia chương trình BDGV tại các trường THCS thị xã Từ Sơn.

3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát

Xây dựng phiếu khảo sát về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp (phụ lục 3), xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

3.4.3. Mục đích, nội dung khảo sát

Qua nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng quản lý BDGDGV các trường THCS tại thị xã Từ Sơn theo chương trình giáo dục mới, đề tài đã đề xuất 5 biện pháp quản lý BDGDGV các trường THCS theo chương trình giáo dục mới. Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt quản lý BDGDGV các trường THCS tại thị xã Từ Sơn theo chương trình giáo dục mới, chúng tơi xin ý kiến của cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó và giáo viên, kết quả khảo sát đánh giá theo 5 mức độ:

- Tính cần thiết: Rất không cần thiết: 1 điểm; không cần thiết: 2 điểm; Bình thường: 3 điểm; cần thiết: 4 điểm; Rất cần thiết: 5 điểm.

Tính khả thi: Rất khơng khải thi: 1 điểm; khơng khải thi: 2 điểm; Bình thường: 3 điểm; khải thi: 4 điểm; Rất khải thi: 5 điểm.

- Cách tính điểm trung bình, thứ bậc tương tự như ở chương 2.

3.4.4. Kết quả khảo sát

* Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý BDGDGV các trường THCS tại thị xã Từ Sơn theo chương trình giáo dục mới

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý BDGDGV các trường THCS tại thị xã Từ Sơn theo chương trình giáo dục mới

Biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất Cần

Bình thường Khơng Rất không

cần thiết

cần thiết thiết cần thiết

SL % SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 15 50 12 40 3 10 0 0 0 0 Biện pháp 2 20 66,67 8 26,67 2 6,67 0 0 0 0 Biện pháp 3 22 73,33 8 26,67 0 0 0 0 0 0 Biện pháp 4 20 66,67 6 20 4 13,33 0 0 0 0 Biện pháp 5 20 66,67 5 16,67 5 16,67 0 0 0 0

Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng khung năng lực của người giáo viên các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Biện pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo khung năng lực của người giáo viên THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

Biện pháp 3: Nâng cao công tác thực hiện bồi dưỡng giáo viên các trường THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác chỉ đạo đánh giá hoạt động BDGV các trường THCS theo chương trình giáo dục mới.

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện để quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý BDGDGV các trường THCS tại thị xã Từ Sơn theo chương trình giáo dục mới

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý BDGDGV các trường THCS tại thị xã Từ Sơn theo chương trình giáo dục mới

Biện pháp

Mức độ khả thi

Rất Khả Ít Khơng Rất khơng

khả thi

khả thi thi khả thi khả thi

SL % SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 13 43,33 10 33,33 7 23,33 0 0 0 0 Biện pháp 2 15 50 9 30 6 20 0 0 0 0 Biện pháp 3 14 46,67 10 33,33 6 20 0 0 0 0 Biện pháp 4 17 56,67 11 36,67 2 6,67 0 0 0 0 Biện pháp 5 14 46,67 12 40 4 13,33 0 0 0 0

Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng khung năng lực của người giáo viên các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thơng mới.

Biện pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo khung năng lực của người giáo viên THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

Biện pháp 3: Nâng cao công tác thực hiện bồi dưỡng giáo viên các trường THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác chỉ đạo đánh giá hoạt động BDGV các trường THCS theo chương trình giáo dục mới.

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện để quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

Năm biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả thi cao. Có từ 43,33% đến 56,67% CBQL, CBĐ, GV được hỏi cho ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý BDGDGV tại các trường THCS theo chương trình GDPT mới là rất khả thi và từ 50% đến 73,33% cho rằng rất cấp thiết. Trong đó cao nhất là biện pháp “Nâng cao công tác thực hiện bồi dưỡng giáo viên các trường THCS theo chương trình đổi mới giáo dục” (có tỉ lệ là 73,33%); cho là rất cấp thiết còn biện pháp “Tăng cường công tác chỉ đạo đánh

giá hoạt động BDGV các trường THCS theo chương trình giáo dục mới” có tỉ lệ là 56,67% cho rằng rất khả thi và biện pháp “Tổ chức xây dựng khung năng lực của người giáo viên các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thơng mới” tỉ lệ 43,33%). Và vẫn còn khoảng từ 6.67% đến 23.33% ý kiến cho rằng các biện pháp ít có tính khả thi do phải chịu tác động của các yếu tố cả khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và khả thi có thể áp dụng vào trong thực tế tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo dục cho giáo viên THCS tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục mới.

Kết luận chương 3

Hệ thống các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV ở trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được xác lập từ những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động này của GV tham gia giảng dạy ở trường THCS tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau. Hiệu quả tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV ở trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có việc xác lập các biện pháp cũng như cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp này một cách chủ động, hợp lý đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường THCS tại địa bàn.

Đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng khung năng lực của người giáo viên các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thơng mới.

Biện pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo khung năng lực của người giáo viên THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

Biện pháp 3: Nâng cao công tác thực hiện bồi dưỡng giáo viên các trường THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác chỉ đạo đánh giá hoạt động BDGV các trường THCS theo chương trình giáo dục mới.

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện để quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo chương trình đổi mới giáo dục.

Để cơng tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV ở trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi CBQL các nhà trường phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp, khai thác thế mạnh của mỗi đơn vị cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với thực tế mỗi nhà trường, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của GV và sự kết hợp của các yếu tố, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng tham gia vào công tác bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV góp phần năng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)