Đánh giá chung về quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 90 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo

ở các trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới

2.5.1. Những kết quả đạt được

Các hoạt động BDGV THCS được các Sở GD&ĐT và các trường THCS cùng tham gia thực hiện. Mục tiêu BDGV các cấp được xác định rõ ràng, thường xuyên, đổi mới nội dung BD ngày càng được chú trọng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới, hình thức và phương pháp BD cải tiến theo hướng lấy người học làm trung tâm.

Công tác quản lý hoạt động BDGV THCS đã bước đầu ổn định từ khâu lập kế hoạch BD đến khâu tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và đến kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV THCS. Đặc biệt, các địa phương từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại vào hoạt động BDGV và bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động BDGV THCS. Những vấn đề liên quan đến quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp BDGV THCS đã có những tiến bộ, đáp ứng được các yêu cầu phát triển giáo dục của nước ta.

2.5.2. Những hạn chế

Hiện nay nhận thức về đổi mới GD nói chung và đổi mới GD ở THCS nói riêng chưa được quán triệt thông suốt: một bộ phận CBQL các cấp chưa nhận thức đầy đủ về những đổi mới trong Chương trình GDPT, chưa coi việc BD năng lực đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ quan trọng, quyết định chất lượng thực hiện Chương trình; một bộ phận khơng nhỏ GV các trường THCS có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu, lại chưa nhận thức đúng đắn về yêu cầu BD và tự BD để nâng cao trình độ, năng lực chun mơn đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

- Các hoạt động BDGV THCS chưa được phân cấp hợp lý giữa Sở GD&ĐT và các trường THCS, vì thế việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động BDGV THPT đơi khi cịn chồng chéo, đơi khi lại lỏng lẻo, thiếu cương quyết, khơng

thực hiện thường xun… vì khơng rõ trách nhiệm quản lý hoạt động BD này thuộc về chủ thể nào.

- Việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào quản lý hoạt động BDGV cịn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả cần có.

- Cơng tác kiểm tra, đánh giá chưa phản ánh đúng thực trạng và kết quả hoạt động BDGV. Ngoài ra, chúng không được thực hiện một cách thường xuyên và có kế hoạch, khi thực hiện cịn mang tính nể nang… vì thế, kết quả kiểm tra, đánh giá chưa tác động mạnh đến GV, chưa tạo động lực phấn đấu cho GV trong các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Việc tổ chức thực hiện hoạt động BDGV chưa dựa trên những phương pháp, hình thức BD theo hướng tiếp cận thực tế, tăng thời gian thực nghiệm và sử lý tình huống, khơng tập trung vào lý thuyết mà cô đọng lý thuyết. Nội dung BD chưa tập trung vào những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của người GV.

Khâu chỉ đạo thực hiện chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, có các quy định cụ thể, quy định bắt buộc và thường gắn với những quyền lợi của người GV khi tham gia hoạt động BD nhưng GV chưa nắm được kết. Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch BDGV chưa được tiến hành xuyên suốt từ quản lý cao nhất đến từng GV trong hệ thống giáo dục.

Trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả BD thì phần lớn chưa xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá nhằm tạo cho hoạt động BD nâng cao chất lượng, đồng thời là cơ sở để người GV có căn cứ lựa chọn những nội dung BD phù hợp trong những điều kiện cụ thể.

Kết luận chương 2

Có thể thấy rằng đa số CBQL và GV đánh giá cao về vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục đối với GV và có nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục cho bản thân. CBQL đề cao việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu giáo dục tồn diện, ln ln tìm tịi các hình thức tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng sao cho phù hợp. Đây là cơ sở thuận lợi để CBQL tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng đạt được mục tiêu đề ra, là động lực giúp GV thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV cho bản thân. Song, bên cạnh đó một bộ phận CBQL và GV có nhận thức chưa đầy đủ.

Nhận thức của CBQL các cấp và GV THCS về đổi mới GD và đổi mới Chương trình GDPT, những yêu cầu mới trong thực hiện nhiệm vụ của người GV THCS chưa thực sự phù hợp và đúng đắn; Sự phân cấp quản lý giữa Sở GD&ĐT và các trường THCS chưa thực sự rạch rịi, đơi khi cịn chồng chéo, mang tính chất đối phó, hình thức, chưa cập nhật với u cầu mới và phù hợp với đặc điểm của các trường THCS… Việc lập kết hoạch hoạt động BDGV đã có được những kết quả đáng khích lệ, nhưng việc tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch cũng như khâu kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện còn nhiều bất cập. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, việc tạo động lực cho hoạt động BD đội ngũ GV THCS còn chưa được phát huy.

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và những hạn chế của hoạt động BD và quản lý hoạt động BDGV THCS, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế là căn cứ giúp đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động GV THCS tại thị xã Từ Sơn theo chương trình giáo dục phổ thơng mới trong chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)