Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 53 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

a. Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động bồi dưỡng

Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động BDGV THCS phân hóa theo nhu cầu của mỗi GV, phải bám sát chuẩn năng lực nghề nghiệp GV và chương trình GDPT mới là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung BD. Nội dung chương trình BD càng đáp ứng sát với nhu cầu của GV thì càng được GV tham gia một cách tự nguyện.

Những nội dung BD áp đặt từ Bộ, Sở xuống các trường phổ thơng dù có nhiều chuyên gia, giảng viên giỏi của các trường đại học sư phạm mà không phù hợp với nhu cầu BD của GV thì hiệu quả đạt được sẽ khơng cao. Do đó, phải đặc biệt coi trọng quản lý chương trình nội dung BD từ cơ sở lên sẽ đáp ứng được yêu cầu của mỗi địa phương nhất là những nơi vùng sâu vùng xa.

Hiện nay, việc nhận thức về mối quan hệ hữu cơ giữa BD với mục tiêu nâng cao chất lượng GD, đào tạo ở một số nhà quản lý GD chưa thực sâu sắc. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển GD trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước nói chung và các trường THCS nói riêng, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tập trung quan tâm và đầu tư cho phát triển GD. Từ những nhận thức đó, những năm gần đây, GD đã được quan tâm như: chú trọng đầu tư CSVC, trang thiết bị; xây dựng kế hoạch đào tạo, BD, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, GV.

Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của CBQL và GV góp phần rất lớn trong việc phát triển đội ngũ GV, Phát huy năng lực, thế mạnh của GV trong

giảng dạy, GD và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả GD, đồng thời góp phần quan trọng trong hoạt động BD đội ngũ GV.

b. Năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trường THCS

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục CBQL khơng chỉ xuất phát từ địi hỏi của các cơ quan quản lý cấp trên và xã hội, mà nó cũng bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của bản thân nhà trường và bản thân người CBQL. Thực tế cho thấy, CBQL và hiệu trưởng các trưởng THPT có năng lực quản lý tốt thì việc quản lý hoạt động BDGV THCS cũng mang lại hiệu quả cao.

Những năm gần đây, nhận thức được vai trò của cán bộ QLGD, ngành giáo dục đã rất quan tâm xây dựng đội ngũ này. Đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý nhà trường nói chung và với hoạt động BDGD cho GV THCS nói riêng. Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tạo môi trường giáo dục tốt, CBQL giáo dục nhà trường là những người đầu đàn, nòng cốt trong các hoạt động, nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà trường, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút ĐNGV, được đồng nghiệp đánh giá cao. Do vậy, đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động BDGD cho GV THCS.

c. Phẩm chất, năng lực giáo dục của GV tham gia bồi dưỡng

Phẩm chất, năng lực giáo dục của GV ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục của GV theo chương trình GDPT mới. Nếu nhà trường có một đội ngũ GV chun nghiệp thì cơng tác giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao, học sinh được học tập và hỗ trợ tối đa, chất lượng giáo dục nâng lên. Tuy nhiên do nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khác nhau mà lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ở trường học chủ yếu là kiêm nhiệm, như giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn vừa làm công tác giảng dạy vừa thực hiện nhiều nhiệm vụ khác,… điều đó dẫn tới hiệu quả bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV chưa hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý của hiệu trưởng.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên THCS, chúng tôi tiến hành xây dựng khung lý thuyết cho đề tài dựa trên khía cạnh sau:

- Các khái niệm: Quản lý, năng lực, năng lực giáo dục, quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên;

- Các khía cạnh lý luận về hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên như: tầm quan trọng, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV theo chương trình GDPT mới.

- Các khía cạnh lý luận về nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới qua các khía cạnh: Lập kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng; chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

- Quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực giáo viên cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Các yếu tố khách quan (Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành… về đổi

mới chương trình giáo dục; Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương; Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ tác động đến giáo dục; Môi trường sư phạm lành mạnh và các điều kiện phục vụ hoạt động BDGD cho GV THCS; Môi trường sư phạm lành mạnh và các điều kiện phục vụ hoạt động BDGD cho GV THCS; Chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng);

Các yếu tố chủ quan (Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động bồi dưỡng;

Năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trường THCS; Phẩm chất, năng lực giáo dục của GV tham gia bồi dưỡng)

Những nội dung trên là cơ sở lý luận cần thiết để chúng tôi tiếp tục triển khai các nội dung nghiên cứu tiếp theo ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC

NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)