Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và yêu cầu về năng lực giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 33 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên

1.3.1. Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và yêu cầu về năng lực giáo

trường THCS

1.3.1. Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và yêu cầu về năng lực giáo viên ở trường THCS ở trường THCS

1.3.1.1. Khái quát về chương trình GDPT 2018

Chương trình giáo dục phổ thơng mới được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.

Về phương châm giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đơi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”.

Về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - cơng nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các mơn học trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn.

Về hệ thống mơn học, trong chương trình mới, chỉ có một số mơn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật

ở cấp Trung học phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thơng.

Chương trình giáo dục phổ thơng mới thể hiện toàn bộ phương hướng và kế hoạch GDPT theo hướng phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng, trong đó nêu rõ mục tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm (gọi chung là môn học) ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT mới [41].

Như vậy có thể hiểu: Chương trình giáo dục phổ thông mới là văn bản thể

hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thơng; đờng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.

1.3.1.2. Năng lực giáo dục của giáo viên ở trường THCS đáp ứng yêu càu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền kinh tế tri thức đang được hình thành. Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự hội quốc tế sâu rộng, giáo dục và đào tạo cũng phải có những thay đổi để thích ứng với đặc điểm và tình hình mới.

Thực trạng về đội ngũ giáo của nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập. Trong báo cáo về tình hình giáo dục tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa IX đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém đối với giáo dục, đó là: trình độ năng lực của đại bộ phận giáo viên còn thấp chưa theo kịp những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của sự nghiệp giáo dục.

Người giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ để tránh bị tụt hậu trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu là yêu cầu thiết yếu của người giáo viên trong q trình tự hồn thiện bản thân của mỗi nhà giáo để nâng cao năng lực và vị thế của người thầy; là nhu cầu tất yếu để họ tồn tại và phát triển, đáp ứng được yêu cầu của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay.

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định

“phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng đạo đức và sư phạm, cải tiến chế độ đãi ngộ, đảm bảo về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học” [43]. Như

vậy, qua bồi dưỡng, giáo viên được nâng cao, hồn thiện trình độ chun mơn nghiệp vụ. Việc bồi dưỡng cũng là việc làm chiến lược có ý nghĩa cấp bách và cơ bản nhằm nâng cao trình độ giáo viên trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên ở các trường THCS được đánh giá là vừa thiếu về số lượng, vừa không đồng bộ. Về chất lượng đội ngũ giáo viên so với những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể. Số giáo viên trường THCS đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo tăng dần qua các năm học, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đã được chú trọng hơn. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên nhìn chung cần được nâng cao hơn nữa để đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phát triển ngành học giáo dục. Do vậy mỗi GV luôn phải trau dồi, bồi dưỡng kiến thức chun mơn nghiệp vụ cho mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục quốc dân.

Thành phần năng lực giáo dục của giáo viên ở trường THCS gồm: - Năng lực chung:

+ NL chuyên môn (Professional competency) là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn độc

lập, có phương pháp và chính xác - được tiếp nhận qua việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lí vận động;

+ NL phương pháp (Methodical competency) là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong giải quyết các nhiệm vụ. Trung tâm của NL phương pháp là khả năng tiếp nhận, xử lí, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức - được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề;

+ NL xã hội (Social competency) là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong các nhiệm vụ cần phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác - được tiếp nhận qua việc học giao tiếp;

+ NL cá thể (Individual competency) là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ, hành vi ứng xử - được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.

- Năng lực cơ bản:

+ NL chẩn đoán là NL phát hiện, nhận biết đầy đủ, c hính xác và kịp thời sự phát triển của HS, những nhu cầu được giáo dục của từng HS.

+ NL đáp ứng là NL đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của HS và yêu cầu của mục tiêu giáo dục. + NL đánh giá là NL nhìn nhận sự thay đổi nhận thức, kĩ năng thái độ và tình cảm của HS, giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đốn và đáp ứng.

+ NL thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác như đồng nghiệp, phụ huynh HS và nhất là quan hệ với HS.

+ NL triển khai chương trình dạy học là NL tiến hành dạy học và giáo dục căn cứ vào mục đích, nội dung đã được quy định, nhưng phù hợp với đặc điểm đối tượng.

- NL đáp ứng với trách nhiệm xã hội là NL tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và cuộc sống bên ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường THCS thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)