Các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 66 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

4.1.4. Các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

STT Các hình thức tuyên truyền Số ý kiến (n=90) Tỷ lệ (%)

1 Thông qua Trưởng thôn 71 78,89

2 Thông qua họp dân 58 66,67

3 Thông qua đài phát thanh xã 44 48,89

4 Thông qua đoàn thể 27 30

5 Khác 16 17,78

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Tuy nhiên hoạt động tuyên truyền trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế là: Các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, tần suất chưa cao, nội dung chưa phong phú; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT có nơi chưa tới thôn và người LĐNT; những người tham gia công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa chuyên nghiệp.

4.1.4. Các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Trực Ninh huyện Trực Ninh

4.1.4.1. Lựa chọn đối tượng đào tạo nghề

Việc lựa chọn đối tượng học nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác đào tạo nghề. Theo Đề án 1956 Nhà nước khuyến khích các đối tượng chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, sẽ được hưởng những trợ cấp trong quá trình đào tạo. Địa phương đã lên kế hoạch triển khai tiến hành lựa chọn đối tượng tham gia các lớp học nghề. Các thông tin được thông báo qua các văn bản gửi về UBND các xã, các bản tin trên đài phát thanh của huyện và các xã, thông báo về những thông tin các ngành nghề mà Huyện tổ chức mở lớp để người lao động ai có nhu cầu về ngành nghề nào thì đăng ký với Trưởng thôn, các HTX, Hội Nông dân để tham gia khóa đào tạo. Các phương thức để lựa chọn lao động đào tạo nghề chủ yếu ở địa phương được thể hiện qua hình 4.1 như sau:

Tại địa phương hình thức được địa phương thông báo và người dân trên địa bàn đi đăng ký được lựa chọn chiếm 56,67% số ý kiến người lao động, do địa phương và đoàn thể chỉ định chỉ chiếm 30% (ở đây các đối tượng chủ yếu là trong Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ…), một thực tế khá tốt so với các địa phương khác tỷ lệ lao động tự đi đăng ký ở cơ sở đào tạo chiếm tới 13,33% điều này cho thấy được nhận thức của người dân trên địa bàn là khá tốt so với trung bình trung của một số địa phương trong cả nước chỉ là 3,3% (Phòng LĐ- TB&XH, 2015). Qua đó thấy được vai trò của công tác tuyên truyền và vận động của địa phương đã thực hiện khá tốt quy trình này.

30%

56.67% 13.33%

Phương thức người lao động được lựa chọn học nghề

Điạ phương (Đoàn thể) chỉ định ĐP thông báo người LĐ đăng ký học Tự đăng ký tại cơ sở đào tạo

Biểu đồ 4.1. Phương thức lựa chọn người lao động đào tạo tại huyện Trực Ninh

Theo Đề án 1956 về ĐTN cho lao động nông thôn khuyến khích những lao động trong độ tuổi lao động, có trình độ có sức khỏe và học vấn phù hợp với nghề cần học, ưu tiên những lao động thuộc diện được hưởng chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Thực tế từ bảng 4.3 cho ta thấy ở địa phương tỷ lệ lao động thuộc đối tượng chính sách là 35,8%, cận nghèo là 26,3% và lao động thuộc đối tượng khác chiếm 37,9% (Đối tượng khác:lao động trong độ tuổi lao động, không thuộc hai đối tượng trên có đẩy đủ sức khỏe và cư trú ở địa phương), qua đó thấy rằng huyện Trực Ninh rất khuyến khích những lao động thuộc các đối tượng khác tham gia vào học nghề nhằm nâng cao kỹ năng, tay nghề, tạo cơ hội tìm được những việc làm mới, thay đổi nghề nghiệp và có thu

Bảng 4.3. Đối tượng tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 tính đến hết năm 2014 tại huyện Trực Ninh

STT Nhóm nghề đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Các đối tượng chính sách 1.855 35,80

2 Đối tượng thuộc hộ cận nghèo 1.362 26,30

3 Đối tượng khác 1.963 37,90

Tổng 5.180 100

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH (2015) Một trong những điều mà chúng ta thấy nhận thấy rằng: độ tuổi tham gia học nghề là tương đối cao, tỷ lệ lao động có độ tuổi dưới 35 chỉ chiếm 20%, từ 35 đến 50 chiếm 36,67% và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,33%. Thực tế cho thấy công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỷ lệ lao động trẻ tham gia học nghề còn rất ít, chủ yếu là những người trung tuổi chiếm đa số. Qua đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học nghề, gây khó khăn trong công tác giảng dạy và truyền đạt kiến thức, cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của học viên.

Bảng 4.4. Độ tuổi của học viên khi tham gia học nghề tại địa phương

STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Độ tuổi từ 18 – dưới 35 18 20

2 Độ tuổi từ 35 – dưới 50 33 36,67

3 Độ tuổi trên 50 39 43,33

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Trong quá trình tuyển sinh ở địa phương vẫn xảy ra hiện tượng các cá nhân ở địa phương tham gia vào quá trình tuyển sinh bằng cách mời gọi, khuyến khích người học tham gia để cho đủ lớp là vẫn có, cho nên đó là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả tạo việc làm sau khi đào tạo chưa cao.

4.1.4.2. Khảo sát nhu cầu học nghề tại địa phương

Công tác triển khai khảo sát nhu cầu học nghề ở địa phương đã được Ban chỉ đạo Đề án tiến hành ngay từ đầu. Trước khi tổ chức dạy nghề cho

người lao động, chính quyền địa phương đã cử cán bộ xã xuống từng thôn làm việc, lấy ý kiến của người dân về nhu cầu của học nghề của họ, xem xét những ngành nghề mà lao động ở địa bàn có nhu cầu học thực sự để triển khai tổ chức đào tạo. Từ bảng 4.4 chúng ta nhận thấy rằng người lao động ở huyện Trực Ninh có nhu cầu học rất nhiều ngành nghề như: May công nghiệp có tỷ lệ cao nhất chiếm 33,2%, thứ hai là nghề hàn, điện công nghiệp với tỷ lệ là 14,1%, thứ ba là mây tre đan, bẹ chuối xuất khẩu chiếm tỷ lệ là 13,5%, thứ tư là nghề dệt thủ công, thêu ren xuất khẩu chiếm 10,3% (chủ yếu là ươm tơ, dệt lụa, dệt khăn) và một số ngành khác (Tin học, cây cảnh,…) chiếm tỷ lệ tương đối ít. Một số ngành có số lượng người đăng ký chưa đủ chỉ tiêu nên địa phương đã không tổ chức được. Cụ thể đó là ngành công nghiệp có một số lớp như: Trồng lúa, cây cảnh có số lượng người đăng ký rất ít. Từ đó nhận thấy nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn khá đa dạng và tập trung chủ yếu là một số ngành có lợi thế sẵn ở địa phương.

Bảng 4.5. Bảng khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Trực Ninh

STT Ngành nghề Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

1 May công nghiệp 1350 33,20

2 Chăn nuôi – Thú y 500 12,30

3 Nuôi trồng thủy sản 215 5,30

4 Mây tre đan, bẹ chuối xuất khẩu 550 13,50

6 Dệt thủ công, thêu ren 420 10,30

7 8

Hàn, điện công nghiệp Mộc 574 380 14,10 9,30 9 Khác 76 1,90 Tổng 4.065 100 Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH (2015)

4.1.4.3.Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề của tỉnh Nam Định cho biết 100% nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề trong 05 năm từ 2010 – 2015 là lấy từ ngân sách của địa phương. Song với kinh phí như vậy là quá ít và chưa đủ để thực hiện, vì vậy cần phải có sự hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn khác để góp phần nâng cao năng lực của giáo viên và trình độ quản lý của cán bộ dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình đào tạo nghề, kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm chiếm một phần rất quan trọng đến hiệu quả của đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua khảo sát ở huyện Trực Ninh chúng tôi thấy rằng có 63,67% số ý kiến cho rằng giáo viên có sự hiểu biết tương đối, trong khi 33,33% số ý kiến còn lại là đánh giá giáo viên dạy nghề có sự hiểu biết rất tốt.

Bên cạnh đó số ý kiến cho rằng phương pháp giảng bài của giáo viên dễ hiểu là 53,33% và 46,67% số ý kiến cho rằng khả năng truyền đạt kiến thức của giáo viên cho người lao động là hiểu được.

Bảng 4.6. Đánh giá về trình độ và năng lực của giáo viên đào tạo nghề

Chỉ tiêu Số ý kiến

(n=90)

Tỷ lệ (%)

1. Đánh giá trình độ Giáo viên + Rất hiểu biết/Kinh nghiệm + Hiểu biết

30 60

33,33 63,67 2. Phương pháp giảng bài của Giáo viên

+ Dễ hiểu + Hiểu được 48 42 53,33 46,67 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Như vậy chúng ta thấy rằng lực lượng giáo viên đào tạo nghề ở huyện Trực Ninh hiện nay có trình độ và năng lực tương đối tốt, đảm bảo cho quá trình

đào tạo nghề đạt chất lượng. Trong thời gian tới địa phương cần kiến nghị lên

cấp trên và các cơ sở dạy nghề cần phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm cho các giáo viên để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

4.1.4.4. Chương trình và phương pháp tổ chức đào tạo nghề

Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo nghề đó là nội dung của chương trình và các phương pháp tổ chức lớp học cho lao động học nghề. Sự linh hoạt trong tổ chức, truyền đạt nội dung và thời gian triển khai đào tạo sẽ là một trong những cách làm hay để khắc phục được những khó khăn trong công tác đào tạo.

Thời gian và địa điểm tổ chức đào tạo

Chúng ta biết rằng phần lớn lao động nông thôn là lao động chính trong gia đình, vì vậy đa phần những lao động này không thể dành toàn bộ thời gian theo học các lớp đào tạo nghề, đặc biệt là các nghề nông nghiệp cần có thời gian dài. Huyện đã khắc phục những khó khăn này bằng cách linh hoạt vào thời gian đào tạo cho học viên (đào tạo vào những thời điểm nông nhàn, tranh thủ học buổi tối...).

Bảng tổng hợp dưới đây cho thấy lao động tham gia khóa học từ 1- 3 tháng chiếm 6,67%, khóa học 3 tháng là 53,33% và trên 3 tháng là 40%. Bên cạnh đó, 96,67% số lao động tham gia vào đào tạo nghề cho rằng thời gian tổ chức lớp đào tạo là thuận lợi.

Bảng 4.7. Thời gian thuận lợi tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chỉ tiêu Số ý kiến

(n=90)

Tỷ lệ (%)

1. Thời gian khóa học + Từ 1- dưới 3 tháng + 3 tháng + Trên 3 tháng 6 48 36 6,67 53,33 40 1. Thời điểm ĐTN + Thuận lợi +Không thuận lợi

87 3

96,67 3,33 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Từ bảng 4.8 dưới đây chúng ta thấy rằng thời gian thực học tại địa phương là tương đối cao so với số ngày quy định của các lớp học: các lớp học 3 tháng là 59,3 ngày/khóa học, trên 3 tháng là 84,7 ngày/khóa học. Thực tế trên phản ánh được

huyện Trực Ninh đã triển khai làm việc rất nghiêm túc trong công tác tổ chức các lớp đào tạo tại địa phương.

Bảng 4.8. Thời gian thực học trung bình các khóa đào tạo nghề cho lao động

STT Thời gian khóa học Thời gian thực học (ngày)

1 2 3 Từ 1- dưới 3 tháng 3 tháng Trên 3 tháng 24,5 59,3 84,7 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các lớp đào tạo theo chính sách của Đề án 1956 được triển khai ngay tại địa phương, một số lớp học này học ngay tại UBND các xã, nhà văn hóa thôn..., đã tạo điều kiện cho người dân tham gia học nghề được thuận tiện hơn. Song thực tế, ở địa phương cũng có nhiều vấn đề bất cập trong quản lý các lớp học này (đi học hộ), tuy nhiên hiện tượng này không phổ biến ở địa bàn, nhưng nó cũng tác động đến một phần nào đó tới chất lượng của lao động sau khi học nghề. Chúng ta thấy rừng thời gian của khóa học ngắn hạn và sơ cấp theo đánh giá của người lao động thì có 80% số ý kiến cho rằng là phù hợp, 16,67% số ý kiến cho rằng là quá ngắn, chỉ có 3,33% là quá dài, qua đó thấy được công tác tổ chức tương đối tốt. Một trong những điều tích cực khi khảo sát chúng ta thấy rằng 100% số ý kiến lao động cho rằng thời gian đăng ký để được đi học chỉ dưới 1 tháng, điều này thể hiện công tác thực hiện và tuyển sinh các học viên là tương đối tốt và hiệu quả.

Bảng 4.9. Thời gian khóa học đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chỉ tiêu Số ý kiến

(n=90)

Tỷ lệ (%)

1. Thời gian khóa học

+ Quá ngắn + Phù hợp + Dài 15 72 3 16,67 80 3,33

2. Thời gian đăng ký

+ <1 tháng 90 100

Tóm lại, từ những nhận định trên chúng ta thấy rằng huyện Trực Ninh đã thực hiện đúng quy trình ĐTN cho lao động nông thôn, đã góp phần tăng hiệu quả và đẩy nhanh tiến trình thực hiện chính sách ĐTN trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua.

Nội dung khóa đào tạo

Trong giai đoạn đầu địa phương đã triển khai tập trung vào một số ngành nghề Phi nông nghiệp như: may công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, dệt, thêu ren, nghề mộc và một số ngành nghề nông nghiệp như nghề: chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thuỷ sản, trồng lúa, cây cảnh…Theo đánh giá của người lao động cho biết 83,33% cho rằng nội dung đào tạo đáp ứng được yêu cầu của người học viên, 16,67% cho rằng là rất tốt; 76,67% đánh giá chung về khóa đào tạo là tốt. Qua đó ta thấy được huyện Trực Ninh đã triển khai xây dựng nội dung chương trình tương đối bài bản, phù hợp với mong muốn của người lao động trên địa bàn.

Bảng 4.10. Đánh giá chất lượng của các lớp đào tạo trên địa bàn huyện Trực Ninh

Nội dung Đánh giá Tỷ lệ (%)

1. Nội dung đào tạo đáo ứng Tương đối đáp ứng 83,33

Đáp ứng rất tốt 16,67

2. Đánh giá chung về khóa đào tạo Rất tốt 3,33

Tốt 76,67

Trung bình 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)