Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4.2.7. Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề
Qua thu thập số liệu chúng ta thấy rằng, nguồn kinh phí triển khai cho huyện hàng năm không nhiều, do nguồn lực của Nhà nước hạn chế, chỉ có thể đủ một phần và cần có sự đóng góp của địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước. Nguồn vốn hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề của Trung tâm GDTX-Trực Ninh A huyện Trực Ninh trong năm 2014 là 1 tỷ đồng với cơ cấu vốn 100% là ngân sách của Trung ương, trong 03 năm từ 2013-2015 là 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó nguồn kinh phí cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Trực Ninh năm 2015 được phân bổ hơn 1,3 tỷ đồng. Dựa vào nhu cầu lao động nông thôn, huyện sử dụng nguồn kinh phí này đào tạo cho nghề may công nghiệp, cơ khí và điện, chỉ đạo và phân bổ cho trung tâm GDTX-Trực Ninh A huyện Trực Ninh thông qua bảng 4.17 dưới đây.
Bảng 4.17. Kế hoạch chương trình MTQG về việc làm và dạy nghề năm 2015 của Trung tâm GDTX-Trực Ninh A huyện Trực Ninh
STT Ngành nghề Thời gian ĐTN (tháng) Số chỉ tiêu
(người)
Kinh phí (triệu đồng)
1 May công nghiệp 3 120 180
2 Cơ khí 3 60 88,6
3 Điện 3 60 88,6
Tổng 240 357,2
Nguồn: UBND huyện Trực Ninh (2015) Hiện nay Ban chỉ đạo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn huyện đang tích cực phối hợp với xã, thị trấn, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn
lập danh sách, chuẩn bị phương tiện để tổ chức đào tạo nghề cho lao động từ tháng 4 năm nay. Tuy nhiên với nhu cầu lao động nông thôn học nghề ngày càng tăng như hiện nay thì nguồn vốn này vẫn chưa đủ để bù đắp được những khoản chi phí khi tiến hành công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện nói chung và ở các xã nói riêng.
Nguồn vốn hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng chính sách theo quy định của đề án 1956 ở xã Phương Định trong 3 năm là 113,85 triệu đồng, trong đó năm 2013 có 33 chỉ tiêu được hỗ trợ với mức kinh phí là 29,97 triệu đồng, năm 2014 con số này tăng lên là 60 chỉ tiêu với mức hỗ trợ khoảng 77,4 triệu đồng và năm 2015 vừa qua thì chỉ có 4 chỉ tiêu được hỗ trợ với số tiền khoảng 6,48 triệu đồng. Điều đó thể hiện rằng số đối tượng chính sách nghèo đói ở trên địa bàn ngày càng giảm, càng chứng tỏ được vai trò của công tác đào tạo nghề ở địa bàn trong thời gian vừa qua.
Bảng 4.18. Kinh phí hỗ trợ học nghề cho xã Phương Định giai đoạn 2013-2015 giai đoạn 2013-2015
STT Năm tiến hành giải ngân Số chỉ tiêu
(người) Kinh phí (triệu đồng) 1 Năm 2013 33 29,97 2 Năm 2014 60 77,40 3 Năm 2015 4 6,48 Tổng 97 113,85
Nguồn: Phòng LĐTB-XH huyện Trực Ninh (2015) Từ đó thấy rằng, nguồn lực chi cho đào tạo nghề đang còn rất hạn hẹp, để có thể nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cần phải có một nguồn lực rất lớn hỗ trợ những đối tượng khó khăn, thiếu vốn sản xuất đặc biệt là những hộ sản xuất nông nghiệp. Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo nghề bao gồm tiền thuê cơ sở đào tạo, tiền lương giáo viên giảng dạy nghề, tiền chi cho đội ngũ quản lý giám sát quá trình đào tạo nghề…, những chi phí này thì trong quá trình thực hiện sử dụng 100% nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương. Chính vì thế không những cần phải có nguồn lực từ ngân sách nhà nước, mà còn cần nguồn lực từ những tổ chức trong cộng đồng để thực hiện công tác xã hội hóa đào tạo nghề.