Chương trình, giáo trình phục vụ công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 90 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

4.2.6. Chương trình, giáo trình phục vụ công tác đào tạo nghề

Trong những năm qua, chương trình đào tạo nghề LĐNT của huyện Trực Ninh đã không ngừng được cải tiến, mở rộng nhằm đáp ứng được nhu cầu về thị trường lao động, nhu cầu của người đi học. Hiện nay nhu cầu về lao động của thị trường lao động rất phong phú và đa dạng. Để người học nghề sau khi học xong

có được việc làm đồi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi tổ chức và mở lớp đào tạo.

Bảng 4.16. Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Trực Ninh

Khung đào tạo Cơ sở đào tạo Ngành nghề đào tạo

Sơ cấp & ngắn hạn

Trung tâm GDTX-Trực Ninh A, Trực Ninh B huyện Trực Ninh

May công nghiệp và Thời trang Hàn công nghiệp

Điện tử dân dụng, công nghiệp Trồng trọt

Chăn nuôi – Thú y

DN tham gia đào tạo nghề Mây tre đan, bẹ chuối xuất khẩu

May công nghiệp

Các lớp học tập tại cộng đồng Chuyển giao tiến bộ KHKT Kỹ thuật trồng trọt

Chăn nuôi – Thú y Nuôi trồng thủy sản Kỹ thuật trồng nấm Thêu ren

Nguồn: Phòng LĐ TB & XH huyện Trực Ninh (2015) Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT năm 2015 của huyện được thể hiện qua bảng 4.16. Mỗi khung chương trình đào tạo khác nhau sẽ có những đối tượng khác nhau tham gia vào học nghề. Mặc dù trong thời gian qua huyện Trực Ninh đã tập trung đầu tư phát triển chương trình, giáo trình tài liệu cho đào tạo nghề, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng, chương trình đào tạo nghề của huyện Trực Ninh vẫn chưa đa dạng và ngành nghề đào tạo còn nhiều hạn chế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ:

- Trung tâm GDTX-Trực Ninh A của huyện được thành lập chưa được lâu nên khả năng về tài chính, về cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được đầy đủ và

lạc hậu, để có thể mở rộng quy mô đào tạo, phát triển các chương trình giáo trình cần rất nhiều nguồn lực, vì thế cần phải có sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và

địa phương.

- Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều DN không mở rộng kinh doanh, nhiều ngành nghề bị thu hẹp quy mô sản xuất, công nhân thất nghiệp nhiều, từ đó đã ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn ngành nghề để học tập của lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Chính vì vậy mà nhà trường chỉ gói gọn đào tạo những ngành nghề mà có cơ hội việc làm tốt cho người lao động khi tham gia vào học tập ở đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)