Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 88 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

4.2.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề

Trung tâm GDTX-Trực Ninh A huyện Trực Ninh xác định cơ sở vật chất đào tạo nghề là một trong những điều kiện qua trọng trong việc phát triển đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề hiệu quả, thời gian qua huyện đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề nhằm mở rộng hình thức đào tạo, ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút người học. Qua bảng 4.16 chúng ta thấy rằng, hiện nay với số lượng phòng học lý thuyết và phòng thực hành của trung tâm GDTX-Trực Ninh A huyện Trực Ninh năm 2014 đáp ứng được một số lượng lao động nhất định khoảng 420 học viên/khóa có mong muốn học nghề. Mặc dù hằng năm trung tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhưng với quy mô, diện tích còn hạn chế, việc thay mới và đầu tư còn hạn chế thì việc đảm bảo chất lượng của những lao động được đào tạo sẽ gặp nhiều khó khăn khi số học viên tham gia học tập tại nhà trường ngày càng tăng. Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp và nông thôn cũng như đào tạo cho khu vực công nghiệp và đô thị đòi hỏi phải có đủ các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và thực hành. Tuy nhiên, lao động nông thôn là đối tượng học có nhiều trình độ, độ tuổi khác nhau, khả năng tài chính hạn hẹp nhưng phần lớn có chung mục đích là học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm có mức thu nhập cao và ổn định. Điều đó đòi hỏi LĐNT sau khi đào tạo phải có tay nghề. Do đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị đảm bảo về số lượng và chất lượng là một giải pháp nhằm phát triển đào tạo nghề và cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho đội ngũ lao động nông thôn.

Bảng 4.15. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm dạy nghề huyện Trực Ninh năm 2014

Chỉ tiêu Số lượng Diện tích (m2)

I. Cơ sở vật chất 1. Diện tích hiện có 14.250 2. Phòng học lý thuyết 16 phòng 1.200 3. Phòng thực hành 5 phòng 375 4. Thư viện 1 phòng 80 5. Phòng công vụ 1 phòng 60

II. Trang thiết bị

1. Phương tiện mô hình 151 bộ ngành điện

2. Thiết bị thí nghiệm 105 bộ

3. Thiết bị thực hành

+ Máy vi tính 100 bộ

+ Thiết bị điện 140 bộ

+ Máy may 135 cái

+ Máy hàn 15 cái

+ Máy tiện 7 cái

+ Máy bào 2 cái

+ Máy phay 3 cái

Nguồn: Trung tâm GDTX-Trực Ninh A huyện Trực Ninh, 2014 Thực tế khi triển khai xuống các xã Liêm Hải, Trung Đông và Phương Định để đào tạo nghề cho người lao động thì công tác truyền nghề trên địa bàn thì cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này còn rất thiếu. Các lớp học tập trung được mở ra chủ yếu học tại các nhà văn hóa của thôn xóm, ủy ban xã tạo điều kiện linh động cho người lao động có thể sắp xếp thời gian đi học sao cho phù hợp và thuận lợi cho việc đi lại. Máy móc thiết bị học do đơn vị tài trợ hoặc do

trung tâm dạy nghề kết hợp với các doanh nghiệp, chính quyền cơ sở chuẩn bị. Qua khảo sát một số lao động cho chúng tôi biết rằng: một số lớp học may đào tạo ngay tại địa phương, vì thế các lớp này đã phát huy được tinh thần học tập rất cao, nhiều lao động học tập rất hăng say và nghiêm túc.

Tuy nhiên do nguồn lực có hạn trong quá trình thực hành có 2 – 3 học viên phải dùng chung 1 máy may, điều đó làm cho hiệu quả học nghề chưa cao, thậm chí có những lao động tay nghề vẫn chưa được vững vàng. Nguồn lực một phần hạn chế do địa phương vừa phải kết hợp xây dựng NTM, đồng thời nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ còn hạn hẹp nên nguồn lực cũng có hạn, vì thế mà Chính quyền địa phương thu xếp nơi đào tạo là các trung tâm nhà văn hóa hay ủy ban xã là một trong những cách làm hay, vừa tiết kiệm được nguồn lực cho xây dựng cơ sở đào tạo nghề, lại tận dụng những nguồn lực đó cho việc hỗ trợ và xây dựng cho trương trình NTM.

Trong thời gian tới huyện Trực Ninh vẫn đang tiếp tục triển khai đào tạo nghề cho lao động ngay tại địa phương. Huyện Trực Ninh nói chung và các xã nói riêng cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đào tạo nghề là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, tạo điều kiện cho học viên có thể học tập, phát huy được năng lực bản thân, nhờ đó chất lượng lao động được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Hộp 4.5. Nguồn ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề ngày càng được tăng cường

“Nguồn ngân sách của huyện hiện nay tương đối hạn hẹp, chủ yếu là từ nguồn ngân sách Trung ương. Hàng năm chúng tôi chi cho công tác đào tạo nghề theo Đề án 1956 là 400 triệu đồng ngân sách của huyện. Hiện nay do số lượng lao động nông thôn học nghề trên địa bàn ngày càng tăng nên có thể chúng tôi sẽ phải tăng thêm ngân sách cho công tác đào tạo nghề để đầu tư xây dựng thêm một số phòng học, mua sắm một số trang thiết bị để phục vụ cho công tác dạy nghề trên địa bàn trong thời gian tới”.

Ông Vũ Giao Hưởng, Phó Trưởng phòng LĐTB-XH huyện Trực Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)